Tăng Tĩnh đã dặn dò và giao nhiệm vụ cho mình như thế nào. Nhạc Chung
Kỳ nắm được tình hình do Trương Hy cung cấp, 1 mặt cử người về Hồ
Nam tróc nã Tăng Tĩnh, 1 mặt lập ngay bản sớ tâu vua. Báo cáo trình bày
rất đầy đủ mọi chi tiết mưu đồ làm phản của Tăng Tĩnh, Trương Hy như thế
nào cho Ung Chính Đế biết.
Nhận được báo cáo, Ung Chính Đế vừa giận vừa nổi nóng, cho bắt
ngay Tăng Tĩnh, Trương Hy giải về Bắc Kinh, dùng hình phạt nghiêm khắc
để xét hỏi. Đến lúc đó, Trương Hy mới vỡ lẽ ra là mình đã bị mắc lừa to
của Nhạc Chung Kỳ, nếu không thừa nhận cũng không xong. Ung Chính
Đế tiếp tục tra xét và biết thêm Tăng Tĩnh còn đi lại với 2 học sinh của Lã
Lưu Lương nữa. Thế là vụ án liền dính đến nhà Lã Lưu Lương. Lúc này, Lã
Lưu Lương đã chết, Ung Chính Đế cho đào mả lên và bật quan tài ra. Vẫn
chưa hả dạ, Ung Chính Đế còn xử chém đám con cháu và 2 môn sinh của
Lã Lưu Lương ngay trước cửa nhà. Cũng còn không ít học sinh tin theo Lã
Lưu Lương đều bị liên lụy và bị đày đi nơi xa.
Trong các vụ án, có 1 số thực sự là những hoạt động chống lại triều
đình Thanh. Ngoài ra, còn nhiều vụ án văn chương được xử tràn lan hết sức
gán ghép. Người ta bới lông tìm vết những sai sót trong văn chương, chỉ vì
1 câu thơ, thậm chí 1 chữ cũng dẫn đến tai họa. Có 1 lần, trong văn bản tấu
lên trên của Từ Tuấn, 1 vị quan hàn lâm, viết 2 chữ "bệ hạ" lại sai mất chữ
"bệ" (tức chữ "bệ" là thềm cung vua, viết thành chữ "bệ" có nghĩa là ngục
tù). Ung Chính Đế nhìn thấy, lập tức cách chức ngay. Sau đó lại cho người
đến khám nhà và tìm thấy trong tập thơ của Từ Tuấn có 2 câu thơ "Thanh
phong bất thức tự, Hà sự loạn phiên thư?" (Gió mát không biết chữ, lật
trang sách làm gì?). Đem bới chữ "Thanh phong" cho rằng có nghĩa ám chỉ
nhà Thanh, thế là Từ Tuấn bị kết tội phỉ báng triều đình Thanh, và bị xử tử.