LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 169

Nhưng hoàng đế Càn Long hiểu ra rằng, nếu chỉ dựa vào các vụ án văn
chương để cai trị văn hóa thì sẽ không thể đạt được tới mức triệt để được.
Hàng ngàn hàng vạn thư tịch vẫn còn đang tàng trữ trong dân gian, nếu
trong những đống thư tịch đó lại có những nội dung không lợi cho sự thống
trị của nhà Thanh thì sẽ giải quyết ra sao? Cuối cùng, ông đã tìm ra được 1
cách, tức là tập trung tất cả các sách tàng trữ trong cả nước lại, cho biên tập
thành 1 bộ tùng thư đồ sộ chưa từng thấy. Làm vậy thì vừa lôi kéo thêm
được 1 số trí thức, tỏ ra hoàng đế rất coi trọng văn hóa, lại vừa có dịp để
thẩm tra soát xét tất cả các sách hiện đang được cất giữ trong dân gian.
Thật nhất cử lưỡng tiện.

Năm 1733 công nguyên, hoàng đế Càn Long chính thức ra lệnh lập Tứ

khố toàn thư quán. Ông đã cắt cử 1 số thân vương trong hoàng thất và đại
học sĩ làm tổng tài. Các vị hoàng thân quốc thích phần lớn chỉ là nêu danh
và giữ vai trò giám sát, còn những vị thực sự làm công biên soạn là 1 số
học giả nổi tiếng thời đó như Đới Chấn, Diêu Nại, Kỷ Vận. Bộ tùng thư ấy
được đặt tên là "Tứ khố toàn thư". Trung Quốc thời cổ thường chia sách
thành 4 loại lớn: kinh, sử, tử, tập. Bộ Kinh bao gồm các trước tác kinh điển
của các Nho gia từ trước đến nay (như "Kinh thi", "Luận ngữ", "Mạnh Tử")
và những sách nghiên cứu âm vận văn tự; bộ Sử gồm các sách lịch sử các
loại, địa lý, truyện ký; bộ Tử bao gồm các trước tác về học thuyết của bách
gia chư tử, các trước tác khoa học kỹ thuật như nông học, y học, thiên văn,
lịch pháp, toán pháp, nghệ thuật; bộ Tập bao gồm các tổng tập và chuyên
tập về văn học. Tất cả các loại sách nói trên được tập trung lại và gọi là "tứ
khố" (4 kho sách).

Muốn biên soạn 1 bộ tùng thư có qui mô to lớn như thế, trước hết phải

thu thập thư tịch. Càn Long ra lệnh bắt quan các tỉnh phải đi sưu tầm, thu
mua các loại sách, các tập bản đồ và nộp lên trên. Ông còn đặt ra các hình
thức khen thưởng, yêu cầu các tư nhân hiến sách, hiến càng nhiều thưởng
càng to. Lệnh đó vừa ban ra, quả nhiên các sách, bản đồ gửi về Bắc Kinh
như 1 dòng chảy vô tận. Chỉ trong vòng 2 năm đã thu thập được tới trên 2

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.