vạn loại, thêm vào đó là số lớn sách có sẵn trong cung đình, tổng cộng đạt
được 1 số lượng rất khả quan. Sách đã thu thập xong, Càn Long ra lệnh cho
các vị quan biên soạn của Tứ khố toàn thư quán phải kiểm tra thật kỹ lưỡng
các sách đó. Hễ là các câu chữ có tính chất "ngang trái" (tức là không có lợi
cho những người thống trị), nhất là luật đều phải xóa bỏ. Qua tra xét, phát
hiện vị đại thần Tần Chương Lý ở hậu kỳ triều Minh có viết về đời trước
của hoàng tộc nhà Thanh với lời lữ không lấy gì làm tôn trọng cho lắm. Thí
dụ, ông đã nêu ra rằng, chính các người đới trước của hoàng tộc đã từng
nhận chức quan và sắc phong của triều Minh. Điều này xem ra làm cho
hoàng đế Càn Long bị mất thể diện. Thế là Càn Long ra lệnh đốt sạch các
sách đó. Còn trước tác của các văn nhân chống Thanh như Lã Lưu Lương,
Hoàng Đạo Châu thì không cần phải bàn. Sau đó, qua những rà soát tiếp
tục, lại thấy trong trước tác của những người triều Tống cũng có nhiều nội
dung chống lại Liêu, Kim, Nguyên. Những nội dung ấy rất dễ làm cho
người ta liên tưởng đến việc chống lại vương triều Thanh. Tất cả những
loại sách như vậy đều phải tiêu hủy toàn bộ hoặc 1 bộ phận. Còn có 1 cách
nữa, tức là gặp những câu vào loại đó thì phải gạch xóa, bôi mực đen; như
vậy thì tuy vẫn giữ được sách nhưng trông chẳng còn ra mặt mũi sách vở
thế nào cả. Càn Long phải nặn óc suy nghĩ quanh việc này. Theo thống kê
chưa đầy đủ, khi biên soạn bộ "Tứ khố toàn thư" đồng thời cũng thiêu hủy
và cấm lưu hành có tới trên 3000 loại sách.
Dù cho động cơ của hoàng đế Càn Long như thế nào thì cuối cùng bộ
"Tứ khố toàn thư" đồ sộ đã biên soạn xong và được cất giữ cẩn thận. Các
học giả biên soạn "Tứ khố toàn thư" phải bỏ ra công sức tới 10 năm trời để
biên tập, hiệu đính, sao chép, sửa chữa 1 số lượng lớn sách và bản đồ. Năm
1782, việc biên soạn chính thức hoàn thành, toàn bộ số sách ấy là 3503
loại, gồm 79.337 Cuốn. lúc đó, bộ toàn thư này được chép thành 7 bộ sách,
đem cất giấu ở các nơi: hoàng cung, vườn Minh Viên, hành cung Nhiệt Hà
(tức Thừa Đức, Hà Bắc ngày nay), Phụng Thiên (Thẩm Dương ngày nay),
Hàng Châu, Trấn Giang, Dương Châu (trong đó có 3 bộ bị đốt trong chiến
tranh). Đây là 1 di sản văn hóa phong phú giúp cho người đời sau nghiên