LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 4
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Hoàng Đế Càn Long Cấm Sách Và Soạn Sách
Vương triều Thanh thống trị Trung Quốc, trải qua 2 đời Khang Hy và
Ung Chính Đế cai trị, nền kinh tế phát triển rất mạnh. Đến đời con của Ung
Chính, Thanh Cao Tông Hoằng Lịch (tức là hoàng đế Càn Long lên ngôi),
thì đất nước cường thịnh, tài chính dồi dào. "Văn trị, võ công" (sự thống trị
văn hóa và vũ lực) vào sơ kỳ nhà Thanh đã làm cho đất nước lúc đó đạt đến
trình độ cường thịnh. Vào năm 1757 công nguyên, 1 quý tộc ở vùng Trugac
tên là A Mu Sa Na vốn trước đây đã quy phục nhà Thanh, nay lại nổi loạn.
Hoàng đế Càn Long phái 2 đạo quân tiến công vào Y Ly (còn gọi là Y
Ninh) để đánh dẹp. Bình định xong toàn vùng Trugac thì có 2 thủ lĩnh tộc
Uygua vốn bị bắt làm tù binh ở Trugac là Tru Mu anh (còn gọi là Bu Na
Đan) và Tru Mu em (còn gọi Hua Chi Tran) bỏ chạy về khu vực nam Thiên
Sơn, Tân Cương, dấy binh chống lại nhà Thanh. Hai anh em Tru Mu đàn áp
dân trong vùng 1 cách vô cùng tàn ác; người Uygua căm thù đã vùng lên
đấu tranh, ủng hộ nhà Thanh. Vì thế, quân Thanh đã dẹp loạn 2 anh em Tru
Mu rất dễ dàng. Năm 1762 công nguyên, triều đình Thanh đặt ra 1 cấp
tướng quân ở Y Ly (Tân Cương) nhằm tăng cường cai trị cả 2 phần bắc và
nam Thiên Sơn.
Cũng giống như vua ông và vua cha, hoàng đế Càn Long ngoài việc
dùng vũ công, ông còn rất coi trọng văn trị. Một mặt ông cho tiếp tục mở
"Khoa Bác Học Hồng Từ" chiêu tập các văn nhân, học giả để biên soạn các
loại thư tịch; mặt khác ra sức xét xử các vụ án văn chương, đàn áp các văn
nhân bi nghi ngờ mưu chống nhà Thanh. Các vụ án văn chương thời Càn
Long rất nhiều, vượt xa số lượng của cả thời Khang Hy và Ung Chính.