LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 26

Thoát. Quân Nguyên không còn thống soái nên không đánh mà rối loạn,
tan tác toàn bộ. Sau khi quân Nguyên tan vỡ, quân khởi nghĩa của Lưu
Phúc Thông ở miền bắc nhân cơ hội mở cuộc tiến công, đánh tan quân
Nguyên ở đó. Tháng 2 năm sau, Lưu Phúc Thông đón con trai Hàn Sơn
Đồng là Hàn Lâm Nhi về Hào Châu (nay là huyện Hào, An Huy), chính
thức tôn làm hoàng đế, hiệu là Tiểu Minh Vương, lấy quốc hiệu là Tống.

Sau khi Hàn Lâm Nhi, Lưu Phúc Thông xây dựng chính quyền ở Hào

Châu, liền chia quân làm 3 cánh tiến hành bắc phạt. Cánh quân phía tây do
Lý Vũ, Thôi Đức dẫn đầu, đánh chiếm Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Tứ
Xuyên; cánh quân phía đông do Mao Quí dẫn đầu từ Sơn Đông, Hà Bác
tiến thẳng tới uy hiếp kinh thành Đại Đô, cánh quân giữa do Quan Tiên
Sinh, Phá Đầu Phiên dẫn đầu, từ Sơn Tây đánh tới Liêu Đông, phối hợp với
cánh quân phía đông đánh Đại Đô. Ba cánh quân bắc phạt tiến rất nhanh.
Cánh phía đông của Mao Quí đánh tới chân thành Đại Đô, Lưu Phúc Thông
đích thân dẫn đại quân đánh chiếm Biện Lương, đón Tiểu Minh Vương
Hàn Lâm Nhi về, lấy nơi đây làm đô thành. Thanh thế Hồng Cân quân rất
mạnh, khiến vương triều Nguyên vô cùng sợ hãi, phải tụ tập lực lượng vũ
trang của địa chủ đem đi trấn áp. Ba cánh quân bắc phạt lần lượt thất bại,
Biện Lương cũng bị quân Nguyên chiếm lại. Triều Nguyên lại dùng quan
cao bổng hậu để chiêu hàng Trương Sĩ Thành. Lưu Phúc Thông bảo hộ
Tiểu Minh Vương chạy về An Phong (nay là huyện Thọ, An Huy), lại bị
Trương Sĩ Thành tập kích. Năm 1363, Lưu Phúc Thông hy sinh trong chiến
đấu. Quân khởi nghĩa ở miền bắc qua 12 năm chiến đấu, cuối cùng đã thất
bại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.