Đất nước giải phóng được hơn hai năm thì nhà Đông Hán lại kéo
quân sang quyết dùng vũ lực đàn áp lực lượng kháng chiến và áp đặt lại ách
đô hộ tàn bạo của chúng.
Trước sự đàn áp dã man của kẻ thù, phong trào đấu tranh giải phóng
của nhân dân ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tuy có lắng xuống
một thời gian, nhưng rồi lại trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là ở quận Nhật Nam.
Nhân dân ở đây đó liên tục nổi dậy chống chính quyền đô hộ trong các năm
100, 136, 137, như sử Trung Quốc chép: "Man Di ở ngoài cõi Tượng Lâm,
quận Nhật Nam là bọn Khu Liên mấy ngàn người đánh huyện Tượng Lâm,
đốt thành, chùa, giết trưởng lại"
5
. phong trào đấu tranh chống áp bức ở
Nhật Nam phát triển mạnh mẽ khiến cho bọn quan lại đô hộ rất lo lắng.
Triều đình nhà Hán nhiều lần phải sai quân đi đàn áp và mãi đến năm 160
mới tạm dẹp yên phong trào ở đây.
Đến nửa sau thế kỷ II, phong trào đấu tranh nổ ra trên cả ba quận
Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Với khí thế đấu tranh quyết liệt nghĩa quân đốt phá các thành ấp, đồn trại,
giết chết bọn quan lại đô hộ người Hán từ huyện lệnh đến Thái thú. Có
những cuộc nổi dậy đã liên kết được nhiều địa phương và kéo dài được ba,
bốn năm. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Chu Đạt ở
các quận Cửu Chân và Nhật Nam những năm 157 - 160; của Lương Long ở
hàng loạt quận, huyện từ Giao Chỉ cho tới Nhật Nam những năm 178 -181.
Binh lính người Việt trong quân đội đô hộ Hán được nhân dân thức tỉnh
cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh.
Từ thế kỷ III trở đi, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, khiến
bọn quan lại đô hộ phương Bắc không sao đối phó nổi. Thái thú Giao Chỉ
lúc đó là Tiết Tổng dâng sớ cho Tôn Quyền nói rằng: "Giao Châu đất rộng
người đông, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị"
6
.
Cuộc nổi dậy gây chấn động Giao Châu bấy giờ là cuộc khởi nghĩa
Bà Triệu năm 248 ở Cửu Chân (Thanh Hóa). Bà Triệu lập căn cứ ở núi