một vịtrí chiến lược quan trọng. Nghĩa quân có khả năng chiếm được Nghệ
An và một khi đã chiếm được vùng này thì sẽ chia cắt địch ra làm hai,
khiến quân địch ở phía Nam hoàn toàn bị cô lập và sự bố trí lực lượng của
địch tất sẽ bị suy yếu nhiều.
Điều quan trọng hơn nữa là, nếu chiếm được Nghệ An nghĩa quân
sẽ chiếm được cả một khu vực "đất rộng, người đông", có thể cung cấp một
nguồn nhân lực, vật lực rất phong phú cho cuộc chiến tranh giải phóng và
tạo ra những chuyển biến căn bản trong sự phát triển lực lượng của cuộc
khởi nghĩa. Nhân dân Nghệ An từ lâu vốn có truyền thống yêu nước và đấu
tranh anh dũng chống ngoại xâm. Dưới sự thống trị của nhà Minh, nhân
dân Nghệ An đã không ngừng nổi dậy đấu tranh và vùng này trong một
thời gian dài trước đấy là căn cứ kháng chiến của nghĩa quân Trần Ngỗi,
Trần Quý Khoáng. Với truyền thống đó, nhân dân Nghệ An nhất định sẵn
sàng hưởng ứng và nhiệt tình tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ ngày
Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, có những người yêu nước ở vùng này như anh
em Nguyễn Biên, Nguyễn Xí đã lặn lội tìm ra Lam Sơn tham gia khởi
nghĩa.
Với vị trí và những điều kiện kinh tế và chính trị trên đây, Nghệ An
có thể trở thành hậu phương, "chỗ đất đứng chân" vững chắc và là bàn đạp
cho nghĩa quân đánh ra các nơi khác. Từ căn cứ đó, nghĩa quân tiến vào
giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa một cách dễ dàng và cũng từ Nghệ An mà
tiến ra giải phóng Diễn Châu và Thanh Hóa. Từ đây lực lượng nghĩa quân
sẽ trưởng thành nhanh chóng để trong một thời gian ngắn có thể tiến công
ra phía bắc, đánh vào trung tâm sào huyệt của quân Minh ở Đông Quan.
Việc đề ra kế hoạch chiến lược chuyển hướng vào Nghệ An xây
dựng căn cứ địa mới là một ý tưởng hay, một cống hiến vô cùng to lớn của
Nguyễn Chích. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng và yêu cầu chiến
lược của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chủ trương là đánh xuống đồng bằng.
Đánh vào giải phóng Nghệ An cũng là đánh xuống vùng đồng bằng,
tạo thêm điều kiện cho phong trào phát triển lớn mạnh hơn. Đó là tư tưởng