Bình, giết chết viên đô hộ Lưu Diên Hựu; năm 713, Mai Thúc Loan cũng
từ Nghệ An tiến công ra Bắc, đánh chiếm Tống Bình, khiến viên đô hộ
Quang Sở Khách phải bỏ thành chạy trốn; hoặc là nghĩa quân Phùng Hưng,
sau khi nổi dậy làm chủ Đường Lâm là một vùng rộng lớn (năm 766), cũng
tiến xuống vây đánh phủ thành Tống Bình, khiến cho viên đô hộ Cao Chính
Bình lo sợ phát bệnh mà chết; rồi cuộc nổi dậy của binh lính do Dương
Thanh lãnh đạo (819-820) cũng giết chết viên đô hộ nhà Đường là Lý
Tượng Cổ và đánh chiếm phủ thành Tống Bình. Đặc biệt là năm 905, sau
khi nổi dậy giành quyền làm chủ ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương),
Khúc Thừa Dụ cũng dẫn quân khởi nghĩa tiến về chiếm phủ thành Tống
Bình, dựng nền tự chủ của đất nước.
Những sự việc trên cho thấy, việc lật đổ đánh đuổi chính quyền đô
hộ và chiếm giữ phủ thành Tống Bình luôn là mục tiêu chung của các cuộc
khởi nghĩa chống Bắc thuộc ở giai đoạn này. Điều đó càng tô đậm thêm
tính chất chính nghĩa, tiến bộ của các cuộc khởi nghĩa chống đô hộ, mặt
khác cũng khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của lực lượng yêu nước,
của nhân dân ta cả về tinh thần và vật chất.
Mục tiêu cứu nước của các cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn này còn thể
hiện ở tính chất, mức độ đấu tranh rất quyết liệt của nhân dân ta. Cuộc khởi
nghĩa nào sau khi giành được thắng lợi cũng tiến hành xưng đế, xưng
vương hoặc tổ chức bộ máy lãnh đạo đất nước, như khởi nghĩa Mai Thúc
Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ... Cuộc khởi nghĩa nào hễ nổ ra, cũng bị
bộ máy đô hộ tại chỗ dùng bạo lực hoặc chính quyền đô hộ nhà Đường đưa
lực lượng từ chính quốc sang đàn áp, bắt giết những người tham gia đấu
tranh. Song nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, vẫn kiên cường đấu
tranh, càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Cho dù nhà Đường đàn áp cuộc khởi
nghĩa Mai Thúc Loan (713-722) rất dã man, chất xác nghĩa quân đắp thành
gò cao để đe dọa nhân dân ta; hoặc năm 757, đổi tên gọi An Nam thành
Trấn Nam, thể hiện ý đồ tăng cường bạo lực quân sự đối với nhân dân ta,