Nhà Tùy chia nước ta làm 7 quận và cho dời trị sở của quận Giao Chỉ từ
Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội). Đến nhà Đường lại đổi các
quận thành châu, chia nước ta làm 12 châu, 59 huyện (bao gồm miền đất
nước ta từ Bắc Bộ đến Đèo Ngang và một phần phía nam các tỉnh Quảng
Đông và Quảng Tây), đứng đầu mỗi châu là một quan thứ sử. Năm 622,
nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ; tới năm 679, đổi thành An Nam đô
hộ phủ với các hình thức, thủ đoạn cai trị tàn bạo, xảo quyệt và ngu dân. So
với thời Tùy, nền đô hộ của nhà Đường đã khống chế đất nước ta một cách
chặt chẽ hơn.
An Nam đô hộ phủ là một tổ chức chính quyền thực dân có nhiều
quyền lực, lúc đầu phụ thuộc vào chính quyền Trung ương, nhưng từ năm
757 trở đi, thì phụ thuộc vào Tiết độ sứ ở Lĩnh Nam (Quảng Châu). Đến
nửa cuối thế kỷ IX, thì An Nam mới có Tiết độ sứ riêng. Tiết độ sứ là một
chức quan đại diện cho uy quyền Hoàng đế Trung Hoa ở các miền biên
cương, được nhà Đường đặt ra từ giữa thế kỷ VII.
Để chống phá và ngăn cản phong trào đấu tranh của nhân dân ta
ngày càng lên cao, bọn quan lại đô hộ còn cho xây đắp các thành lũy lớn,
chắc chắn, tăng cường quân lính đóng giữ ở các châu, quận, đặc biệt là ở
phủ thành Tống Bình (Hà Nội).
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy cai trị, các chính quyền đô hộ thực
hiện việc bóc lột nhân dân ta rất nặng nề. Bọn quan lại đô hộ ở An Nam,
phần lớn đều tham nhũng, ra sức vơ vét tiền của của dân, như Cao Chính
Bình "phú liễm nặng" (Tư trị thông giám), Lý Trác "tham ăn hối lộ, phú
thuế bạo ngược" (Cựu Đường thư), Lý Tượng Cổ "tham túng, bất kể pháp
luật" (Tân Đường thư
30
).
Chính sách bóc lột và đồng hóa của các chính quyền đô hộ dưới
triều Tùy, rồi triều Đường đã khiến cho các tầng lớp nhân dân ta bị bần
cùng hóa với quy mô ngày càng lớn và sự phân hóa giai cấp trong xã hội
càng trở nên sâu sắc. Song, nhân dân ta với bản lĩnh vững vàng được tạo