Bắc thuộc ở giai đoạn cuối càng có tính chất quần chúng rộng lớn và có
bước phát triển vượt bậc.
Thứ hai, phong trào đấu tranh có sự tham gia của nhiều tầng lớp
nhân dân từ miền ngược đến miền xuôi, từ rừng núi đến miền đồng bằng,
ven biển.
Trong giai đoạn này, cuộc khởi nghĩa nào cũng có đông đảo nhân
dân tham gia. Điển hình như vào năm 713, hưởng ứng cờ nghĩa của Mai
Thúc Loan, có đến 40 vạn dân chúng nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa đó đã tập
hợp được nhiều thành phần xã hội, từ những người dân phu, phường săn,
nông dân và hào kiệt các vùng, đồng thời còn mở rộng lực lượng chống
chính quyền nhà Đường ra cả nước và liên kết với các nước Chămpa, Chân
Lạp ở phía Nam, phía Tây Nam và ở rất xa, như nước Kim Lân (Malaixia).
Sử nước ta cũng như của Trung Quốc đều chép về cuộc khởi nghĩa này, như
Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng là
Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30
vạn"
32
. Còn theo Tân Đường thư, Dương Tư Húc truyện thì số người tham
gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan là 40 vạn. Nhờ thế, cuộc khởi nghĩa
không bị bó hẹp trong phạm vi các châu huyện miền Trung mà còn mở
rộng ra vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ lưu vực sông Lam đến lưu vực sông
Hồng.
Sự tham gia đông đảo của nhân dân khiến cho các cuộc khởi nghĩa
chống ách đô hộ nhà Đường có quy mô rộng lớn, có tính chất quần chúng
rộng rãi và đó cũng là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng của nghĩa
quân.
Thứ ba, phong trào đấu tranh còn lôi cuốn được nhiều võ quan và
binh lính người Việt trong quân đội đô hộ nhà Đường tham gia. Đó là việc
năm 803, căm phẫn trước âm mưu, thủ đoạn bóc lột tàn bạo của bọn quan
lại đô hộ nhà Đường và được nhân dân ủng hộ, binh lính người Việt ở Hoan