quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào
uy danh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng là vũ công cao cả, vang dội đến
ngàn thu hết phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi"
40
.
Tóm lại, từ thế kỷ III Tr. CN đến đầu thế kỷ X, là một thời kỳ lịch
sử nhân dân ta liên tục chống xâm lược, chống ách đô hộ, thống trị của các
thế lực phong kiến phương Bắc để giành lại và giữ quyền làm chủ, giữ
vững độc lập tự do của đất nước. Trong cuộc đấu tranh lâu dài đó, tư tưởng
quân sự của dân tộc ta từng bước hình thành và phát triển. Nó thể hiện tập
trung ở những nội dung chủ yếu, như vấn đề xác định mục tiêu chiến đấu,
vấn đề tổ chức lực lượng, tạo ra sức mạnh và tìm kiếm phương thức đấu
tranh để giành chiến thắng... Đó là kết quả của sự tổng kết kinh nghiệm
đánh giặc giữ nước của dân tộc ta trong nhiều thế kỷ, cho nên, nó có ý
nghĩa phổ biến cho những cuộc chiến tranh giữ nước ở giai đoạn tiếp sau.
--------
Chú thích:
1. Việt sử lược, Nxb.Văn – Sử - Địa, Hà Nội, 1960,tr.14.
2. Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội,
1993, t.I, tr.133
3. Tiền hán thư, Địa lý chí, quyển 28 hạ.
4. Tấn thư, q.57. Dẫn theo Lịch sử Việt Nam, Nxb.Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985,t.1,tr.242.
5. Hậu Hán thư, q.71,t.9a. Dẫn theo Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, t.2, tr.107.