LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 63

như vậy, tất yếu phải có sự tham gia đông đảo của lực lượng quân đội và
dân chúng từ các địa phương. Chỉ với sự ủng hộ, tham gia tích cực của
đông đảo nhân dân mới có thể tạo nên thế trận lợi hại để tiêu diệt gọn đạo
quân xâm lược Nam Hán trong trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch
Đằng.

Ba là, tư tưởng về cách đánh.

Với quyết tâm tiêu diệt địch ngay khi chúng xâm phạm đến bờ cõi

nước ta, Ngô Quyền chủ trương đánh trận quyết chiến chiến lược ngay trên
địa bàn cửa ngõ đất nước, từ ngoài của biển vào phía sông Bạch Đằng, chủ
yếu là khúc sông phía trong tiếp liền cửa biển.

Trên cơ sở thế trận đã được chuẩn bị sẵn, ông bố trí các đội quân

thủy, bộ và dân binh do các tướng giỏi và tướng người địa phương chỉ huy
ở hai bên cửa sông Bạch Đằng, ở bên trong bãi cọc, khoảng hạ lưu và trung
lưu sông Bạch Đằng.

Theo truyền thuyết và thần tích, Dương Tam Kha, con trai Dương

Đình Nghệ, em vợ của Ngô Quyền cùng Đào Nhuận (người Gia Viên, Hải
Phòng) bố trí lực lượng ở tả ngạn sông Bạch Đằng, trong đó đội quân do
Đào Nhuận chỉ huy có tới hàng nghìn người. Đỗ Cảnh Thạc cùng với ba
anh em họ Lý ở Hải Phòng bố trí lực lượng ở hữu ngạn sông. Còn Ngô
Xương Ngập (con trai Ngô Quyền) bố trí lực lượng ở hữu ngạn sông Cấm,
sẵn sàng ngăn chặn quân địch đi vào đường sông Cấm, buộc chúng phải đi
đúng vào vùng chiến địa mà ta đã định sẵn.

Ngô Quyền cũng chuẩn bị một đội quân khiêu chiến để dụ địch vào

thế trận bố trí sẵn của ta. Theo thần tích Gia Viên (Hải Phòng), đội quân
khiêu chiến này do Nguyễn Tất Tố - người địa phương rất giỏi thủy chiến
chỉ huy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.