LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 69

Chương II

TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ, LÝ

(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIII)

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII trải qua bốn triều

đại: Ngô (939 - 965), Đinh (968 - 979), Tiền Lê (980 - 1009) và Lý (1009 -
1225). Xen vào đó có một thời loạn lạc đất nước bị phân tán, nhà nước
quân chủ không tồn tại đó là thời "loạn mười hai sứ quân" (965 - 968) xuất
hiện sau khi vương triều Ngô sụp đổ. Trên đại thể thời kỳ này chia làm hai
giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu gồm các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê,
nói chung là thế kỷ X, được nhìn nhận như một thế kỷ bản lề, chuyển tiếp
từ hơn một nghìn năm đất nước bị lệ thuộc sang thời kỳ độc lập, tự chủ lâu
dài. Giai đoạn sau gồm các thế kỷ XI, XII và hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ
XIII, bước vào kỷ nguyên Đại Việt mở đầu bằng vương triều Lý với việc
Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Từ một cái nhìn chung nhất, các thế kỷ X - đầu thế kỷ XIII hiện ra

như một chặng đầu của quá trình khôi phục và xây dựng đất nước độc lập,
tự chủ.

Đất nước của người Việt từ đây do người Việt quản giữ, đứng đầu là

nhà vua, như bất cứ một quốc gia nào khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.