a) Về chính trị
Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang, quét sạch bộ máy cai
trị của chính quyền đô hộ, quân dân ta phải bắt tay xây dựng bộ máy quản
lý đất nước với dân số khoảng 3 triệu người.
Vài ba thập kỷ đầu thế kỷ X, sau khi giành được quyền tự chủ, họ
Khúc - Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, tiếp đến họ Dương -
Dương Đình Nghệ chưa tạo dựng được một bộ máy quản lý nào khác, phải
tạm thời lập lại hình thức chính quyền Tiết độ sứ ở Đại La. Hệ thống cai trị
không khác gì mấy so với trước đó, chưa đặt Quốc hiệu và Quốc đô. Tuy
nhiên, điều cơ bản là chính quyền đó do người Việt nắm giữ từ trung ương
cho đến cơ sở giáp xã, có những thay đổi về tên gọi các cấp và chính sách
cai trị.
Hệ thống tổ chức hành chính các cấp quận, huyện, hương thời đô hộ
đổi thành đơn vị lộ, phủ, châu, giáp – xã. Thời thuộc Đường có 159 hương.
Thời họ Khúc, Khúc Hạo đổi hương thành giáp, đặt thêm những giáp mới,
tất cả có 314 giáp
1
. Mỗi giáp gồm một số xã, đặt chức quản giáp và phó tri
giáp để trông coi. Ở xã có chức lệnh trưởng và tá lệnh trưởng. Chính quyền
Tiết độ sứ của họ Khúc thực hiện quản lý nhân dân qua việc lập sổ hộ khẩu
với chính sách khoan dung giản dị, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch,
tạo nên cuộc sống yên vui cho mọi nhà.
Đến Ngô Quyền, sau khi đánh bại giặc Nam Hán ở cửa sông Bạch
Đằng vào năm 938 bắt đầu xưng vương, định đô ở Cổ Loa. Tại Cổ Loa -
kinh đô cũ của nước Âu Lạc thời vua Thục từ năm 208 đến 179 Tr.CN -
một bộ máy nhà nước quân chủ độc lập, tự chủ xuất hiện, thay cho tổ chức
chính quyền. Tiết độ sứ thời họ Khúc, họ Dương. Ngô Quyền xây dựng
vương triều Ngô với bộ máy gồm các quan văn võ, có quy định nghi lễ,
phẩm phục. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã bàn: "Tiền Ngô Vương nổi lên không