hoặc bất mãn, căm ghét bọn quan lại tham nhũng. Ngoài ra còn có Hồng Đức quốc âm thi
tập gồm 300 bài xướng họa của vua tôi đời Lê Thánh Tông.
Về sử học, xuất hiện hai nhà sử học lớn là Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên. Năm Ất Hợi
(1455), vua Lê Nhân Tông lệnh cho Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt sử ký ức biên, chép tiếp
bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu từ đầu thời Trần (1225) cho đến khi quân Minh rút về nước
(Đinh Mùi - 1427). Năm Kỷ Hợi (1479), nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo lệnh của vua Lê Thánh
Tông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đây là bộ sử biên niên gồm 15 quyển chia làm hai
phần là Ngoại kỷ và Bản kỷ, là một trong những bộ sử xưa nhất còn lại cho đến ngày nay. Một
tác phẩm nữa có giá trị về mặt lịch sử là bộ Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề
tựa. Đây là một tập lịch sử ký sự ghi lại một cách súc tích quá trình phát triển của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn từ lúc bắt đầu cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn...
Bên cạnh những công trình văn học, sử học, thế kỷ XV còn có một số tác phẩm phản
ánh những thành tựu nghiên cứu về địa lý, y học và toán học.
Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi là tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên của nước ta,
kê rõ những khu vực hành chính, đặc điểm về địa thế, sản vật nghề nghiệp của từng vùng, đặc
biệt là những hoạt động kinh tế hàng hoá đương thời. Ngoài ra còn có Tùng hiên văn tập của
Vũ Cán, một tác phẩm đề cập nhiều về lịch sử, địa lý, sinh hoạt xã hội và An Nam bình thắng
đồ của Đàm Văn Lễ, cũng là một cuốn sách có giá trị về mặt địa lý.
Về y học, có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu của Phan Phu Tiên, nghiên cứu về thuốc
nam và nhấn mạnh vấn đề phòng bệnh; cuốn Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực dạy
cách giữ gìn sức khoẻ của trẻ em.
Về toán học: có hai nhà toán học nổi tiếng là Lương Thế Vinh và Vũ Hữu.
Về nghệ thuật: Âm nhạc tương đối phát triển, nhất là nhạc cung đình. Năm Đinh Tỵ
(1437), Lương Đăng được triều đình cử chế định nhã nhạc (âm nhạc dùng trong các nghi lễ
của triều đình). Tháng 6 năm Đinh Tỵ (1437), Lương Đăng định xong nhã nhạc, quy định các
loại nhạc và các thứ nhạc khí dùng trong các nghi lễ của triều đình.
Sang thời Lê Thánh Tông, nhà vua sai Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh
nghiên cứu âm nhạc của Trung Quốc để chế định lại lễ nhạc trong triều và lập ra bộ đồng văn
để luyện tập nhạc khí và bộ Nhã nhạc để dạy ca hát bằng lời. Bấy giờ nổi tiếng nhất là bản
nhạcBình Ngô phá trận, ca ngợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống Minh thắng lợi.
Bên cạnh nhạc cung đình có tính chất nghi lễ trong dân gian còn có cả một nền âm
nhạc phong phú độc đáo do nhân dân sáng tạo phản ánh cuộc sống tình cảm, tinh thần đấu
tranh và công cuộc lao động sản xuất của những người dân lao động.
Nghệ thuật sân khấu, các lối hát tuồng và hát chèo là những hình thức biểu đạt tình
cảm phổ biến của nhân dân. Năm Tân Dậu (1501), Lương Thế Vinh cho in cuốn Hý phường