LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 24

(1429), vua Lê Thái Tổ ra chỉ lệnh: "Đại thần văn võ, trăm quan các ngươi hãy chăm việc
nông trang, chỉnh đốn quân ngũ, sửa sang
chiến khí, thuyền bè"

12

.

Ước muốn quốc gia trường tồn là điều Lê Thái Tổ luôn trăn trở, bằng thực tế của

những năm trị vì đất nước, ông đã đúc kết và định thành một kế sách để lại cho con cháu là:
"Phải nghĩ giữ nước từ lúc nước chưa nguy"

13

. Tức là ngay trong khi đất nước thái bình, yên

vui, không được lơ là đối với sự nghiệp chăm lo, củng cố sức mạnh để bảo vệ quốc gia, dân
tộc.

Nguyễn Trãi, người luôn sát cánh cùng Lê Lợi trong sự nghiệp giải phóng đất nước,

khi vương triều Lê Sơ thành lập, ông là một trong những trọng thần, cũng có chung quan điểm
với Lê Thái Tổ. Trong bài thơ "Quan duyệt thủy trận" (Xem duyệt thủy trận), ông viết:

"Bắc hải đương niên dĩ lục kình

Yến an do lự cật nhung binh"

14

(Biển Bắc năm ấy đã giết cá kình

Yên ổn rồi nhưng vẫn phải lo rèn luyện việc quân).

Nguyễn Trãi muốn nhắc nhở người đương thời: mặc dù ta đã đánh được "cá kình" (ám

chỉ quân xâm lược Minh) rồi nhưng đâu phải "Biển Bắc" đã hết "cá kình", cho nên hãy luôn
đề cao cảnh giác.

Kế tục sự nghiệp Lê Thái Tổ, các vua kế nhiệm đều vừa tập trung xây dựng, phát triển

đất nước, vừa chú trọng đến tăng cường tiềm lực quốc phòng để giữ vững độc lập dân tộc và
bảo vệ chủ quyền quốc gia, vương triều. Trong một thế kỷ khôi phục và dựng xây đất nước, tư
tưởng kết hợp "kiến quốc" với "vệ quốc" được biểu hiện qua những chính sách của nhà nước
Lê Sơ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung hơn cả ở các chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp như: "lập đồn điền", "ngụ binh ư nông", việc chăm lo củng cố, phát triển các công
trình giao thông, thuỷ lợi. Những chính sách này thể hiện rất rõ sự gắn kết kinh tế với quốc
phòng, mối quan hệ chặt chẽ giữa "nông" với "binh", xây dựng phát triển lực lượng quân đội
với bảo đảm nhân lực cho sản xuất nông nghiệp.

Đồn điền là nơi đóng quân (đồn binh) đồng thời cũng là một cơ sở sản xuất nông

nghiệp. Đây là một phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng. Thời bình, kinh tế là hoạt
động chính của đồn điền; khi có chiến sự, hoạt động quân sự là hàng đầu. Lúc hoà bình, dân
đồn điền là nông dân sản xuất, khi chiến tranh họ là những người lính xung trận. Tuy nhiên,
trong quá trình vận động và phát triển của các đồn điền, hai mục đích trên luôn đan xen, kết
hợp cùng nhau.

Lập đồn điền đã được thực hiện dưới thời nhà Trần, năm 1344 triều đình cho đặt chức

quan Đồn điền sứ và Đồn điền phó sứ ở ty Khuyến nông để chuyên lo việc mộ dân khai
hoang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.