LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 26

điền ở đây nhằm triển khai công việc di dân, chiếm giữ đất đai, gia tăng lực lượng lao động
xây dựng cơ sở kinh tế tại chỗ, đồng thời tăng cường thêm khả năng phòng thủ ở những vùng
đất này.

Như vậy, lập đồn điền không chỉ nhằm mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, giải

quyết tình trạng bỏ đất hoang, tăng nguồn thu cho nhà nước, mà còn đồng thời bảo đảm nguồn
quân lương tại chỗ cho miền biên viễn, tăng cường các đồn trạm tiền tiêu, bảo vệ đất nước.
Lập đồn điền là một trong những nội dung được thực thi nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn
định đời sống nhân dân, đồng thời tạo dựng được một hệ thống đồn điền - góp phần xây dựng
vùng biên giới thành phên dậu vững chắc để bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước. Đó là sự thể
hiện rõ nét quan điểm kết hợp "kiến quốc" (phát triển kinh tế với "vệ quốc" (phòng thủ bảo vệ
đất nước) dưới triều Lê Sơ.

Lập đồn điền có tác dụng thiết thực đối với vấn đề nâng cao sức mạnh quốc phòng

đồng thời với phát triển kinh tế nên không chỉ được thực thi dưới thời Lê Sơ mà còn được tiếp
tục dưới các triều đại phong kiến sau đó ở nước ta.

"Ngụ binh ư nông" (tức gửi lính ở nhà nông) là một quốc sách ra đời dưới triều Lý,

được mở rộng thực hiện dưới triều Trần và Lê Sơ. Đây là một phương thức xây dựng lực
lượng vũ trang kết hợp kinh tế với quốc phòng vừa đảm bảo được lực lượng thường trực chiến
đấu mà không ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chi phí
dành cho quốc phòng.

Thực chất của "ngụ binh ư nông" là vấn đề sử dụng nhân lực trong việc xây dựng lực

lượng vũ trang kết hợp với phát triển kinh tế, gắn "binh" với "nông". Phương sách này đã có
tác dụng thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước dưới thời Lý - Trần.

Việc thực thi "ngụ binh ư nông" xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh nước ta là một quốc

gia nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp với cư dân là nông dân chiếm chủ yếu trong hoạt động
sản xuất cũng như thành phần xã hội của các nhà nước phong kiến Việt Nam; từ yêu cầu về
xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường tiềm lực quốc phòng trong quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta; nảy sinh từ tương quan lực lượng giữa dân tộc ta với các thế lực
ngoại xâm hùng mạnh trong các cuộc chiến tranh giữ nước dưới các triều đại phong kiến độc
lập.

Trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài hàng chục năm, triều đình Lê Sơ

đã có những bài học sâu sắc về tạo dựng nguồn sức mạnh từ trong dân để chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù. Công cuộc xây dựng đất nước trong thời bình cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết là
phải có lương nhiều, binh mạnh mới tạo dựng được tiềm lực quốc phòng mạnh để giữ nước.

Xây dựng đất nước trong điều kiện sau nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế bị kiệt quệ,

đời sống nhân dân khốn khó, công việc cấp thiết đặt ra với nhà nước Lê Sơ là nhanh chóng ổn
định đời sống nhân dân, tập trung nhân lực cho sản xuất, phát triển kinh tế. Công cuộc giữ
vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia trước những âm mưu của các thế lực thù địch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.