LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 28

Những sự kiện trên cho thấy ở thời Lê Sơ, việc chia phiên cho quân lính về làm ruộng

được mở rộng hơn và tiến hành thường xuyên có quy củ hơn so với các triều đại trước.

Về diện chia phiên: đời Lê Thái Tổ việc chia phiên được thực hiện từ 6 quân Ngự tiền

cho tới quân các đạo, các phủ, trấn. Đời Lê Nhân Tông, thêm quân Ngự tiền Vũ đội. Đến đời
Lê Thánh Tông lại thêm cả các vệ, ty cấm quân như Thần vũ, Du nỗ, Thần tý, Vũ lâm...

Về cách chia phiên: đời Lê Thái Tổ, quân lính được chia làm 5 phiên, một phiên tại

ngũ canh phòng và luyện tập còn 4 phiên trở về sản xuất. Đời Lê Nhân Tông, quân Ngự tiền
Vũ đội chia ra làm 3 phiên, một phiên tại ngũ canh phòng và luyện tập, còn 2 phiên trở về sản
xuất (thời gian mỗi lần thay phiên thế nào không rõ). Cách chia phiên dưới đời Lê Thánh
Tông là: Vào ngày rằm hằng tháng, ngoại binh lên phiên để điểm mục rồi canh phòng và
luyện tập; những quân nhân làm việc ở các sảnh, viện, cục và những thợ làm việc trong quân
ngũ đến ngày mùa (tháng 5, 6 và tháng 9, 10 âm lịch) đều được chia làm hai, một nửa ở lại túc
trực, một nửa trở về nhà gặt hái, cứ thế mà luân chuyển nhau. Đời Lê Hiến Tông, việc chia
phiên cũng theo lệ như trước.

Việc chia phiên về sản xuất nhằm vừa tăng cường lực lượng lao động cho nông

nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo số quân thường trực tại ngũ và luôn có một lực lượng dự bị
đông đảo, đáp ứng kịp thời mỗi khi triều đình cần huy động lực lượng.

Hiệu quả thiết thực của chính sách "ngụ binh ư nông" được thể hiện rõ trong những

lần động binh lớn của triều đình. Do cần phải tập trung nhân lực cho công cuộc xây dựng,
phát triển kinh tế nên số quân thường trực tại ngũ của triều Lê Sơ không đông lắm (thời Lê
Thái Tổ có 10 vạn quân; thời Lê Thánh Tông có khoảng 16 vạn quân) nhưng khi có chiến sự,
triều đình vẫn có thể "tận dân vi binh", nên có được số quân cần thiết theo yêu cầu.

Năm Giáp Tý (1444), người Chămpa vào cướp Hoá Châu, Lê Nhân Tông lệnh cho

Thái bảo Lê Bôi và Tổng quản Lê Khả đem 10 vạn quân đi đánh.

Tháng 8 năm Canh Dần (1470), Chămpa lại cho quân đánh vào Hoá Châu, tin cấp báo

về triều đình, tháng 9 vua Lê Thánh Tông ra lệnh tuyển quân, huy động được 26 vạn. Ngày 6-
10, vua thân chinh dẫn quân đi đánh. Hơn hai mươi vạn quân đã được huy động chỉ trong
vòng hơn một tháng.

Năm Kỷ Hợi (1479), vua Lê Thánh Tông sai các tướng đem 18 vạn quân đánh đuổi

quân Ai Lao, Bồn Man, Lão Qua xâm phạm biên giới phía tây.

Năm Canh Tý (1480), Lê Thánh Tông huy động 30 vạn quân chinh phạt tù trưởng

Cầm Công ở vùng Tây Bắc.

Trong những lần xuất quân kể trên, số quân được huy động thường nhiều hơn số quân

thường trực tại ngũ. Mặc dù phải huy động số lượng lớn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn triều
đình đã có đủ số quân. Không thể huy động một lực lượng quân lớn như vậy nếu như không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.