LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 30

triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, nhận thức đó càng trở nên sâu sắc, trở thành một trong
những tư tưởng chỉ đạo luôn được các vương triều quan tâm. Đến thế kỷ XV, mặc dù tồn tại
trong điều kiện tương đối hòa bình, triều đại Lê Sơ vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển quan
điểm kết hợp dựng nước với giữ nước. Quan điểm đó được biểu hiện trên nhiều chính sách và
hoạt động của nhà nước, đem lại hiệu quả thiết thực: Đại Việt dưới thời Lê Sơ là một quốc gia
phát triển trên nhiều phương diện, có một tiềm lực quốc phòng mạnh để bảo vệ vững chắc nền
độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

2. Xây dựng quân đội tập trung thống nhất, hùng mạnh để giữ nước

Nhà nước phong kiến thời Lê Sơ đang ở thời kỳ phát triển, quân đội vừa là công cụ

thống trị của nhà nước, đồng thời cũng là lực lượng nòng cốt trong việc củng cố quốc phòng,
bảo vệ nền độc lập tự chủ và bảo toàn, mở rộng lãnh thổ quốc gia.

Đại Việt vừa trải qua nhiều năm tháng chiến tranh và đang bước vào thời kỳ xây dựng

một thể chế mới trong hoàn cảnh các thế lực bên ngoài chưa từ bỏ âm mưu xâm chiếm. Thực
tiễn của công cuộc giữ vững, ổn định trật tự xã hội và bảo toàn biên cương lãnh thổ yêu cầu
nhà nước luôn cần phải có một lực lượng quân sự mạnh.

Trong quá trình đánh đổ ách đô hộ nhà Minh, giải phóng đất nước, những lãnh tụ của

quân khởi nghĩa - sau trở thành những người đứng đầu nhà nước Lê Sơ, đã gây dựng và phát
triển được 35 vạn quân. Đạo quân này đã làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Sau khi đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, đất nước bước vào thời kỳ mới - thời

kỳ khôi phục, xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Trước yêu cầu cần phải tập trung
nhân lực cho công cuộc dựng nước, Lê Thái Tổ cho giảm bớt số quân thường trực. Trong tổng
số 35 vạn quân, ông cho 25 vạn về nhà làm ruộng, chỉ để lại 10 vạn "để đề phòng việc
nước"

25

. Mặc dù đất nước đã hòa bình, công cuộc phục hồi phát triển đất nước sau chiến tranh

đang rất cần sức lao động nhưng người đứng đầu quốc gia hiểu rất rõ rằng kẻ thù không thể
nào quên được nỗi nhục thất bại, mộng xâm lăng Đại Việt lần nữa của chúng rất dễ xảy ra.
Với tinh thần cảnh giác, ông vẫn lưu giữ một số lượng quân không nhỏ so với số nhân đinh
khi ấy (thời Lê Thái Tổ cả nước có 700.910 suất đinh) và xác định giữ nước là trọng trách của
lực lượng quân đội.

Dưới các đời vua kế tiếp, vai trò, vị trí của quân đội trong sự nghiệp bảo vệ quốc gia

càng được khẳng định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.