Năm Canh Thìn (1460), Lê Thánh Tông lên nắm quyền trị vì đất nước sau khi triều
đình vừa trải qua những xung đột (cuối năm Kỷ Mão 1459), Lạng Sơn vương Nghi dân đang
đêm lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu, tự lên ngôi Hoàng đế,
tháng 6 năm Canh Thìn (1460), các đại thần trung nghĩa đứng đầu là Nguyễn Xí, Đinh Liệt
giáng Nghi Dân làm Lệ Đức hầu và đưa Tư Thành lên làm vua - tức vua Lê Thánh Tông).
Trong hoàn cảnh đó, để lập lại kỷ cương quốc gia, tạo lập sự ổn định chính trị nhằm đẩy mạnh
sự nghiệp phục hưng dân tộc, một tháng sau khi lên ngôi - tháng 7- 1460, trong sắc chỉ gửi
cho năm đạo quân và các phủ, trấn, vua Lê Thánh Tông khẳng định: "Có quốc gia là phải có
võ bị"
26
. Đến tháng 11 năm Ất Dậu (1465), một lần nữa Lê Thánh Tông nhắc lại quan điểm
của mình: "Hễ có quốc gia là phải có võ bị"
27
. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, trong 38 năm
trị vì, vua Lê Thánh Tông có 37 chỉ, dụ, chiếu đề cập đến vấn đề quốc phòng, trong đó có tới
28 chỉ, dụ, chiếu về xây dựng, tổ chức quân đội.
Trong một số bài thơ tự sáng tác, tư tưởng chăm lo đến quân đội của Lê Thánh Tông
cũng được thể hiện. Lê Thánh Tông cho rằng chăm lo võ bị là nhiệm vụ, là trách nhiệm của
người đứng đầu đất nước. Ông cho rằng một trong những nhiệm vụ của người làm vua là
phải:"Chăm lo hỏi han việc võ bị, coi trọng tướng quyền" (Bài thơ ngự chế: Đạo làm vua)
28
.
Hơn thế nữa, Lê Thánh Tông luôn mong muốn vương triều có đạo quân hùng mạnh,
trong bài thơ Khải hành thi, ông viết: "Cờ xí rợp bay như ráng đỏ ôm quanh mặt trời, chiến
thuyền ngàn dặm tựa mây đùn buổi sớm"
29
hàng chục vạn quân có thể "một sớm cưỡi thuyền
lầu vượt quan biển lớn, cờ trận bay phần phật..." để sẵn sàng "đánh kẻ có tội, cứu vớt dân
lành, ấy là quân của các bậc đế vương"
30
.
Không chỉ những người đứng đầu quốc gia mà những viên quan có trách nhiệm của
triều đình Lê Sơ cũng có quan điểm coi việc binh là việc hàng đầu của triều đình. Hoàng
Thanh, một viên quan trải bốn đời vua Lê, từng giữ chức Nội Mật viện, năm Nhâm Ngọ
(1462), nhân dịp vua ban chiếu cầu lời nói thẳng, ông dâng sớ lên triều đình đề nghị 7 điểm
trong đó có 2 điểm đề cập đến việc quân. Đó là: "tiết kiệm của dùng để chi cho binh phí và
thường xuyên huấn luyện để nghiêm võ bị"
31
. Theo ông, đó là những điều cần kíp, thiết thực
cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bản tấu nhận được sự đồng thuận của triều đình.
Để giữ nghiêm phép nước, việc quân, trong luật pháp của nhà Lê có những điều khoản
riêng dành cho võ quan và binh lính. Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) có hẳn một
chương quy định về các việc trong quân đội - chương Quân chính với 43 điều.
Những nhận thức về vai trò, vị trí của quân đội đối với quốc gia và triều đình được bắt
nguồn từ hoàn cảnh, điều kiện của đất nước và vương triều khi ấy là luôn phải đối phó với
những hành động chống đối của thù trong giặc ngoài. Sau khi thiết lập vương triều, trong
những thập niên đầu, đế chế Minh luôn hạch sách, quấy nhiễu, bắt nhà Lê phải đáp ứng nhiều
đòi hỏi vô lý, phong kiến Minh luôn có mưu đồ thiết lập trở lại quyền thống trị Đại Việt. Tại
các vùng biên cương, một số tù trưởng có ý đồ cát cứ. Nội bộ triều đình cũng xảy ra những