LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 29

có một nguồn binh lực đông đảo, rộng khắp, một chính sách quản lý nhân đinh chặt chẽ của
chính sách "ngụ binh ư nông".

"Ngụ binh ư nông" đã đảm bảo cho nhà nước có một lực lượng quân dự bị đông đảo

nhưng lực lượng sản xuất không bị ảnh hưởng và cũng không quá tốn chi phí cho quốc phòng,
nhà nước vẫn có một lực lượng vũ trang mạnh làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quốc gia. Theo Phan
Huy Chú thì đây là một "phép hay của thời cận cổ", là một phương thức xây dựng lực lượng
vũ trang phòng giữ đất nước độc đáo của ông cha ta. Chính sách này xuất hiện ở thời Lý, được
tiếp tục duy trì ở thời Trần, đến thời Lê Sơ được phát triển đến mức hoàn bị. Với chế độ binh
dịch đối với tất cả đinh tráng (dân đinh đến tuổi trưởng thành đều được đặt trong quân ngũ:
hoặc quân thường trực, hoặc quân dự bị), nhà nước có được số quân thường trực cần thiết,
đồng thời lại có sẵn số quân dự bị đông đảo nằm trong các làng xã, sẵn sàng nhập ngũ khi đất
nước lâm nguy, giảm được chi phí của nhà nước cho quân đội. Với chế độ quân lính chia
phiên về sản xuất, quân lính vừa được thường xuyên luyện tập quân sự để sẵn sàng chiến đấu
vừa có thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, dưới triều Lê Sơ, các công trình thuỷ lợi được chú trọng phát triển, nhằm

bảo đảm tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu giao thông vận
tải của đất nước.

Năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông "lệnh cho vệ quân các đạo và năm quân Thiết

đột vét sông Đông Ngàn"

23

. Đây là đoạn đầu sông Đường, tiếp giáp với sông Hồng, là con

đường thuỷ quan trọng nối liền Kinh đô với các trấn miền đông và đông bắc nước ta ở thời đó.
Năm Mậu Ngọ (1438), nhà vua lại sai dân bốn đạo đào các kênh ở Trường Yên, Thanh Hoá,
Nghệ An. Năm Kỷ Tỵ (1449), vua Lê Nhân Tông "sai Tư khấu Lê Khắc Phục đem người của
các cục Bách tác, quân vệ Thiên Quan, Tứ Sương và quân dân trấn Thái Nguyên đào lại sông
Bình Lỗ, đoạn từ bãi Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ dài 2.500 trượng (khoảng 10 km) thông với
Bình Than để tiện đi lại trong trấn Thái Nguyên"

24

. Năm Đinh Hợi (1467), vua Lê Thánh

Tông cho khai thông lại các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An. Hệ thống kênh đào này kết hợp với
sông ngòi tự nhiên tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy ven biển đã phát huy
nhiều tác dụng trong phát triển kinh tế, đời sống xã hội và trong việc vận chuyển quân sự.

Những công trình thuỷ lợi tương đối quy mô của nhà nước Lê Sơ và phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế đất nước đồng thời kết hợp với việc phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

Vậy là, "lập đồn điền", "ngụ binh ư nông" là những chính sách lớn được nhà nước Lê

Sơ thực thi nhằm vừa tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế, vừa củng cố, tăng cường lực
lượng và khả năng phòng thủ đất nước. Đây chính là những nội dung rất quan trọng thể hiện
tư tưởng kết hợp "kiến quốc" với "vệ quốc" nhằm thực hiện "quốc phú binh cường" của triều
đại Lê Sơ.

Ngay từ buổi đầu dựng nước, trong điều kiện luôn phải đối phó với các thế lực ngoại

xâm, nhân dân ta đã sớm có nhận thức cần phải kết hợp dựng nước với giữ nước. Trải qua các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.