LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 242

và Thanh - Nghệ cùng binh lính các đội Chấn Uy, do Nguyễn Văn Trí chỉ huy, xây đắp thành
Quảng Bình. Chu vi của mặt thành dài khoảng 468 trượng, mặt trên rộng 3 thước, mặt dưới
rộng 4 thước 6 tấc, cao 11 thước 5 tấc, chân móng sâu một thước rưỡi. Thành có 3 cửa tả, hữu
và hậu. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, các lực lượng tham gia đã xây dựng xong
thành Quảng Bình, bảo đảm theo yêu cầu kỹ thuật hồi đó.

Tháng 4 năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng ra lệnh huy động binh lính xây dựng

thành tại trấn Nghệ An. Thành có ba cửa tiền, tả, hữu. Mặt ngoài thành cao 11 thước 5 tấc,
móng sâu 1 thước, mặt trên dày 2 thước 7 tấc, dưới dày 3 thước. Tham gia xây dựng có
khoảng 1.000 lính Thanh Hóa, 4.000 lính Nghệ An, do Đỗ Quý thống chế tả dinh quân Thần
Sách phụ trách.

Đối với tỉnh thành Lạng Sơn, nằm ở vùng biên giới phía Bắc, tháng 3 năm Nhâm Thìn

(1832), vua Minh Mạng tổ chức tu sửa thành Lạng Sơn. Thành có chu vi 636 trượng, 7 thước
2 tấc, cao 6 thước, mặt thành dày 3 trượng 2 thước, phía bên ngoài xây bằng gạch; tháng 3
năm Quý Tỵ (1833), ra lệnh xây dựng thành Nam Định. Tham gia xây dựng có biền binh tỉnh
Nam Định và 2.000 biền binh được điều động từ các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương đến cùng
xây dựng.

Cùng với việc củng cố, xây dựng một số tỉnh thành, triều Nguyễn chú trọng xây dựng

thành ở các phủ, huyện nằm trên những địa bàn trọng yếu. Tháng 2 năm Kỷ Sửu (1829), vua
Minh Mạng ra lệnh xây dựng thành phủ Lý Nhân và thành các huyện Duy Tiên, Nam Xang,
Thanh Liêm thuộc trấn Sơn Nam. Trong thành xây dựng công đường, nhà kho, kho súng, nhà
binh, nhà ngục; riêng thành phủ Lý Nhân được xây dựng thêm chuồng voi. Thành phủ xây
dựng 4 Giác Đài, mỗi đài đặt 4 khẩu súng to, do 200 binh lính đóng giữ. Thành huyện được
xây dựng gồm 4 Nguyệt Đài, mỗi đài đặt 2 khẩu súng to, do 100 binh lính trấn giữ. Đến tháng
4 năm Kỷ Sửu (1829), vua Minh Mạng cho xây dựng thành Vĩnh Ninh thuộc đạo Cam Lộ,
trấn Quảng Trị. Thành được xây dựng trên địa bàn hai phường Yên Mỹ và Tân Yên, xã Cam
Lộ. Chu vi của thành là 138 trượng 4 thước, cao 6 thước 5 tấc. Trên mặt thành được xây dựng
gồm 4 đài bố trí súng gang và súng đồng quá sơn lấy ở kho Kinh đô (mỗi thứ 4 cỗ). Trong
thành xây dựng kỳ đài, kho thuốc súng và doanh trại cho quan quân; đồng thời điều động 500
lính ở Kinh đô đến đóng giữ.

Tháng 8 năm Ất Tỵ (1845), quan quân tỉnh Sơn Tây tổ chức đắp thành phủ Đoàn

Hùng ở huyện Tây Quan; chu vi 195 trượng 7 thước 2 tấc, cao 7 thước 2 tấc, mặt trước và mặt
hữu có hào rộng 2 trượng, mặt sau và mặt tả liền với sông. Việc tổ chức củng cố, chấn chỉnh
thành ở các huyện Duy Tiên, Nam Xang, Thanh Liêm (trấn Sơn Nam), phủ Đoàn Hùng (Sơn
Tây) và ở một số phủ, huyện khác chứng tỏ triều Nguyễn quan tâm củng cố thế phòng thủ
dưới cấp tỉnh, trấn.

Một trong những công việc được triều Nguyễn quan tâm trong việc xây dựng các công

trình phòng thủ là xây dựng các pháo đài ở những nơi trọng yếu ở các địa phương trong cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.