LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 241

Hỏa Dược Khô, hằng năm được đổi phiên hiệu một lần để tiện quản lý, theo dõi công việc.
Tiếp đến, tháng 9 năm Kỷ Hợi (1939), quy định lệ túc trực của lính Thân binh: Lính vệ Cẩm
Y, Kim Ngô gồm 450 người ngày thường túc trực hai bên tả, hữu phía ngoài của đại cung.
Lính vệ Cẩm Y gồm 250 người cầm 40 lá cờ rồng vuông, 40 khẩu súng thần cơ, 90 cây giáo 3
cạnh, 45 khẩu súng điểu sang, 20 thanh đao, 3 lá khiên mây, 2 đội côn sơn đỏ, 4 đội roi và
cọc. Binh vệ kim Ngô 200 người, cầm 30 lá cờ đuôi nheo, 110 cây giáo 3 cạnh, 35 khẩu điểu
sang, 20 thanh đao và 15 lá khiên mây. Đến tháng 11 năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức định
lại ngạch lính thuộc binh (lính hầu) ở Kinh thành.

Có thể nói, triều Nguyễn đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng, mở rộng

thành Huế, tăng thế phòng thủ của Kinh đô; đồng thời tăng cường lực lượng quân đội, bổ sung
vũ khí trang bị, định lệ binh lính thường xuyên trấn giữ và một số công việc khác đã đạt được
kết quả đáng kể. Đây là thành quả tất yếu, bởi như chỉ dụ của vua Minh Mạng năm Quý Mùi
(1823) đã chỉ rõ: "Việc binh có thể 100 năm không dùng đến, nhưng không thể một ngày
không phòng bị được"

27

. Thế nhưng, do mục đích xây dựng sức mạnh quân sự chủ yếu mang

tính chất bảo vệ nền thống trị dòng họ, nên thế trận phòng thủ tại Kinh đô của triều Nguyễn
vẫn còn những hạn chế. Điều đó chứng tỏ, do điều kiện xã hội và bản chất giai cấp, tư tưởng
củng cố, xây dựng thế trận phòng thủ Kinh đô dưới triều Nguyễn không những không được
phát huy so với các triều đại trước, mà tự nó đã bộc lộ hạn chế. Song với thành tựu đạt được
như vậy, cũng có tác dụng tăng thêm thế trận phòng thủ, bảo vệ Kinh đô Huế trong nửa đầu
thế kỷ XIX.

- Củng cố các thành, pháo đài, đồn trú, tăng cường thế trận quốc phòng ở các địa

phương trong cả nước.

Cùng với việc xây dựng, tăng cường thế trận phòng thủ ở Kinh đô Huế, triều Nguyễn

chú trọng đến việc chấn chỉnh các thành, pháo đài, đồn trú nhằm tăng cường sức mạnh quốc
phòng ở nhiều địa phương trong cả nước. Đó là củng cố các thành Hà Nội, Lạng Sơn, Nghệ
An... Đầu tháng 2 năm Quý Hợi (1803), vua Gia Long ra lệnh khôi phục và mở rộng thành
Thăng Long. Thành được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) đời Lý, thuộc địa
phận của huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, chu vi 1.385 trượng 4 thước 2 tấc, cao một trượng
2 thước 2 tấc, xây dựng bằng gạch đá, năm cửa, một kỳ đài; hào rộng 6 trượng 5 thước. Tiếp
đó, tháng giêng năm Kỷ Mão (tháng l-1819), vua Gia Long tập trung 3.500 nhân công, cấp
35.000 quan tiền và 35.000 phương gạo để tiến hành sửa chữa, đắp lại thành Thăng Long
nhằm tăng cường thế phòng thủ hiệu quả hơn. Năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng chấp
thuận đề nghị đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Thành Thăng Long cũng đổi là thành
Hà Nội, quy mô cơ bản vẫn như cũ. Những năm sau này, thành Hà Nội tiếp tục được củng cố,
bố trí một bộ phận lực lượng quân triều đình đóng giữ, bảo đảm an ninh trật tự của một trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hồi đó.

Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ các tỉnh thành miền Trung, tháng 3 năm Giáp

Thân (1824), vua Minh Mạng ra lệnh tập trung hơn 3.700 binh lính các tỉnh thuộc Bắc Thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.