LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 243

nước. Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1829), vua Minh Mạng ra lệnh cho trấn Thanh Hóa xây dựng:
Pháo đài to gọi là pháo đài Biện Sơn ở phường Tư Chính, pháo đài nhỏ là pháo đài Tĩnh Hải ở
núi Lộc Dữ. Cả hai pháo đài đều xây dựng cột cờ, nhà trú quân và kho thuốc súng. Về trang bị
có 4 cỗ đại bác, 8 cỗ quá sơn bằng đồng, mỗi cỗ 200 viên đạn được chuyển từ Kinh đô chia ra
hai pháo đài. Pháo đài Biện Sơn có 100 biền binh và một đội lính pháo thủ. Pháo đài Tĩnh Gia
có 20 biền binh và một đội lính pháo thủ. Quản cơ Đặng Văn Thành được cử lãnh chức Thành
thủ uý pháo đài Biện Sơn kiêm pháo đài Tĩnh Hải, đồng thời giữ chức trấn thủ Biện Sơn.

Đối với vùng đất phía Nam, tháng 11 năm Nhâm Thìn (1832), vua Minh Mạng ra lệnh

cho xây dựng pháo đài Kim Dữ ở Hà Tiên. Phía trong pháo đài dựng một tòa nhà ba gian đặt
súng đại bác. Hai bên dựng hai nhà đều một gian hai chái làm kho chứa thuốc đạn. 160 binh
lính và 3 thuyền, do thành thủ uý Lê Văn Do chỉ huy đóng giữ. Cứ ba tháng một lần binh lính
thay phiên nhau canh giữ pháo đài Kim Dữ.

Tháng 3 năm Bính Thân (1836), triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng đồn và pháo đài

ở đảo Côn Lôn gọi là bảo Thanh Hải và pháo đài Thanh Hải thuộc Gia Định. Theo kế hoạch,
triều Nguyễn điều động 50 binh lính, do một suất đội phụ trách, dùng thuyền chuyển khí giới
đến đóng giữ mỗi năm thay phiên nhau một lần để canh giữ vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Đồng thời, ra lệnh tổ chức xây pháo đài Phòng Hải ở đảo Mỏ Diều thuộc Trà Sơn (Quảng
Nam), đối diện với pháo đài Định Hải, xây dựng thêm pháo đài ở vùng Hổ Cơ, gọi là pháo đài
Hổ Cơ và đặt một bảo Thị Nại để có thể hỗ trợ, bảo vệ cho nhau khi cần thiết. Triều đình cấp
mỗi nơi súng hồng y bằng gang, phách sơn, súng đồng quá sơn, mỗi loại là hai cỗ, điều 30
lính, do một suất đội phụ trách đóng giữ.

Bên cạnh đó, dưới thời Nguyễn, việc xây dựng đồn, bảo canh gác ở những nơi trọng

yếu, nhất là các tỉnh ven biển và vùng biên giới cũng đặc biệt được chú trọng. Tháng 2 năm
Đinh Sửu (1817), vua Gia Long ra lệnh cho quan tỉnh Gia Định tập trung 1.000 người gồm cả
quân và dân xây đắp bảo Châu Đốc. Phó tướng Nguyễn Văn Xuân được giao nhiệm vụ cai
quản công việc xây dựng bảo này. Tháng 4 năm Bính Thân (1836), triều đình Huế ra lệnh xây
dựng đồn Thu Bồn ở Quảng Nam, đồng thời điều động 30 binh lính trong tỉnh, do một suất
đội phụ trách đóng giữ. Tiếp đó triều đình tổ chức xây dựng pháo đài ở cửa biển Phúc Thắng
thuộc Biên Hòa. Phía trước đặt 6 cỗ hồng y, tả, hữu mỗi bên hai cỗ súng phách sơn và một cỗ
quá sơn. Pháo đài có 5 pháo thủ và 40 lính, do một suất đội phụ trách, cùng với trấn thủ canh
phòng, cứ một tháng thay phiên nhau một lần. Vua Nguyễn ra lệnh cho quan tỉnh Gia Định và
tỉnh Biên Hòa đắp thêm một số đồn bảo như: Bảo Lôi Lạp (Gia Định), do một trấn thủ quản
lãnh 32 binh lính đóng giữ; Bảo Cần Giờ (Gia Định) gồm 60 binh lính, do một trấn thủ quản
lãnh; tỉnh Biên Hòa xây dựng đồn Tam Kỳ, phái 250 binh lính đến phòng thủ, để bảo vệ vùng
ven biển phía Tây Nam của Tổ quốc.

Nhằm tăng cường khả năng phòng thủ các tỉnh thành và các phủ huyện, các pháo đài,

đồn, bảo, triều Nguyễn tổ chức lực lượng vũ trang với quân số và trang bị vũ khí phù hợp làm
nhiệm vụ trấn giữ ở từng địa phương trong cả nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.