LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 239

Sau khi đánh tan quân Tây Sơn, lên ngôi vua, định đô ở Phú Xuân (Huế), Gia Long lo

củng cố thành lũy, bố trí lực lượng phòng giữ Kinh đô. Ngay từ tháng 2 năm Ất Sửu (1805),
vua Gia Long đã ra lệnh tổ chức xây đắp Kinh thành Huế. Sách Đại Nam thực lục cho biết:
Mặt bằng xây dựng Kinh thành bao gồm trọn đô thành cũ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát,
một phần phủ chính thời Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái, cùng đất 8 làng: Phú Xuân, Vạn
Xuân, Diễn Phái, Thế Lại, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bưu. Sách Khâm định Đại Nam Hội
điển sự lệ (Hội điển)
chép rằng: chu vi của thành là 10.571,28 mét (2.487 trượng 3 thước 7
tấc), bề dày thân thành là 21,25 mét (5 trượng), chiều cao thành là 6,46 mét (1 trượng 5 thước
2 tấc) và bốn mặt đều có hào dài 10.639,7475 mét (2.503 trượng 4 thước 7 tấc)

25

.

Dưới thời Gia Long, việc xây dựng Kinh thành Huế huy động từ 5 đến 8 vạn nhân

công tham gia. Nhân dân các địa phương như Nghệ An đóng góp gỗ lim, Gia Định đóng góp
gỗ ván, Thanh Hóa đóng góp đá lát, Quảng Nam đóng góp gạch ngói... để cung cấp nguyên
liệu xây dựng Kinh thành. Sau 27 năm tập trung hàng vạn dân, kể cả binh lính xây dựng, đến
cuối năm Nhâm Thìn (1832), triều Nguyễn tổ chức xây dựng xong Kinh thành Huế. Thành
được xây dựng theo kiểu Vôbăng (tên một kỹ sư công binh người Pháp ở thế kỷ XVIII), kết
hợp với nguyên tắc kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Trong suốt quá trình xây
dựng, triều Nguyễn đã chi hàng nghìn quan tiền; đồng thời huy động hàng vạn người tham
gia, trong đó có 9.500 binh lính và hơn 130 đổng lý, suất đội.

Kinh thành Huế được xây dựng thời Nguyễn là thành lũy có quy mô tương đối lớn và

khá kiên cố so với các kinh đô trước đó trong lịch sử Việt Nam. Mục đích xây dựng thành là
để "lấy oai trấn áp các nước bên để nền tảng muôn đời cho con cháu, để vững căn bản cho
nước mà giữ vững lấy dân, nên mới sai xây lắp”

26

. Kinh thành có 11 cửa đường bộ, 2 cửa

đường thủy; 24 pháo đài, trấn Bình đài, kỳ đài và tuyến phòng thủ xung quanh kinh thành
(gồm phòng lộ, hào, thành giai, hộ thành hà).

Nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ, bảo vệ Kinh đô, triều Nguyễn duy trì một đội

quân thường trực đủ mạnh và chấn chỉnh lại quân đội. Thời Gia Long, quân ở Kinh đô được
gọi là lính vệ, chia làm ba đạo: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Tháng 2 năm Tân Mùi
(1811), vua Gia Long điều động 3.000 lính Thần Sách ở Thanh - Nghệ và 4.500 lính thuộc
ngũ quân, tượng quân ở Bắc Thành (Bắc Bộ) đến Huế, nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ,
bảo vệ chế độ thống trị chuyên chế họ Nguyễn. Để nâng cao khả năng phòng giữ Kinh đô,
tháng 8 năm Nhâm Thân (1812), vua Gia Long ra quy định binh lính ứng trực ở Hoàng thành
và Kinh thành: Bốn mặt ngoài Kinh thành, do tiền binh các dinh quân ứng trực, mặt phía nam
100 người, mặt phía đông 98 người, mặt phía tây 90 người, mặt phía bắc 84 người, dưới sự
chỉ huy lần lượt của 4 quản vệ. Mỗi mặt thành đều có cờ trống, khí giới và đồ cứu hỏa. Hằng
ngày, binh lính đổi gác một lần, nếu ở mặt nào xảy ra bất trắc, quan binh mặt ấy chỉ huy binh
lính đối phó, còn ba mặt kia giới nghiêm chờ lệnh ứng phó.

Đến thời Minh Mạng, tổ chức quân đội bảo vệ Kinh đô được chấn chỉnh hoàn thiện

gồm các binh chủng: bộ binh, tượng binh, pháo binh và thủy binh. Tháng 3 năm Canh Thìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.