LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 238

Mạng ra luật trị tội đối với quan quản ngũ: nếu lính đang tại ngũ phạm tội ăn cướp, giết người,
đốt nhà, một người lính vi phạm thì suất đội bị phạt 30 trượng, hai người vi phạm thì phạt 60
trượng. Mức phạt tối đa là 100 trượng thì bị cách chức, còn suất thập được miễn tội.

Dưới triều Nguyễn có cả Luật binh gồm 58 điều, trong đó quy định nghiêm ngặt:

tướng thua trận, hoặc bị cách chức, trảm giam hậu, hoặc xử trảm; binh lính bỏ trốn lần đầu
phạt 100 trượng, tái phạm trảm giam hậu; những người che giấu, lý trưởng và quản suất cũng
bị phạt; các quan không được tùy tiện sai phái việc quân; không được tùy ý bán đồ quân khí.
Những luật lệ triều Nguyễn ban hành đã có tác dụng nhất định, góp phần giữ nghiêm kỷ luật
quân đội.

Nhìn chung, dưới triều Nguyễn, quân đội được xây dựng với thành phần nhiều lực

lượng, nhưng không được luyện tập nhiều, nội dung huấn luyện về chiến thuật, kỹ thuật sơ
lược, vũ khí trang bị rất lạc hậu so với quân đội các nước trong khu vực, nhất là quân đội các
nước phương Tây. Trong quân đội, tinh thần chiến đấu không cao, tổ chức và kỷ luật thiếu
chặt chẽ, trình độ chỉ huy kém. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do triều Nguyễn chưa
có phương lực xây dựng quân đội thích hợp cả về số lượng và chất lượng quân đội để tăng
cường tiềm lực quân sự quốc phòng bảo vệ đất nước. Việc xây dựng quân đội cốt để bảo vệ
dòng họ và khi cần sử dụng để đàn áp các lực lượng chống đối, chủ yếu là nhân dân, nên quân
đội triều Nguyễn khó dựa được vào dân và không thực hiện được chiến lược "toàn dân là
binh" khi đất nước có giặc ngoại xâm đe dọa.

3. Tập trung xây dựng hệ thống thành lũy, pháo đài, đồn trú để phòng thủ, bảo vệ biên cương lãnh thổ của Tổ quốc

- Xây dựng thành luỹ và tăng cường lực lượng trấn giữ Kinh đô Huế.

Sau khi giành quyền thống trị đất nước, triều Nguyễn đã nhanh chóng bắt tay vào việc

xây dựng, phát huy tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, trong đó vấn đề củng cố, xây
dựng hệ thống thành lũy pháo đài, đồn trú và bố trí lực lượng bảo vệ được đặc biệt chú trọng.
Kế thừa tư tưởng thành tựu về kinh nghiệm xây dựng thành lũy của các triều đại trước, của
chính các chúa Nguyễn trong những năm bảo vệ lãnh thổ cát cứ xứ Đàng Trong, các vua triều
Nguyễn tập trung nhân lực, vật lực xây dựng các công trình phòng thủ ở nhiều địa phương,
nhất là ở Kinh thành Huế.

Những biểu hiện cụ thể về quan điểm tư tưởng quân sự này thể hiện ở một số nội dung

chính sau đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.