LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 236

Tháng 2 năm Quý Sửu (1853), vua Tự Đúc ra lệnh định lại lệ sát hạch các thuộc viên

văn, võ. Trước đây ban văn, từ tam phẩm trở xuống giữ chức hai năm mới sát hạch. Ban Văn
từ tứ phẩm trở xuống tại chức ba năm. Nay cả hai ban văn, võ đều 8 năm mới sát hạch chức
vụ. Sau đó, nhà vua ra chỉ dụ cho các quần thần: Địa phận nước ta nhiều sông ngòi, biển cả
nên phải tập luyện thực hành trên mặt nước. Cứ 10 ngày luyện thực hành trên sông biển một
lần và ba năm thì xét duyệt quyết định thưởng phạt. Đồng thời, toàn bộ binh lính ở Kinh đô ít
3 năm một lần sát hạch sung, thải. Do hạn chế về quan điểm giai cấp, nên dưới triều Nguyễn,
cách thi cử, tuyển dụng người vào quân đội còn có những hạn chế nhất định. Có lúc triều
Nguyễn quá chú ý đến tiêu chuẩn dòng họ, mà xem nhẹ hoặc bỏ qua tiêu chuẩn đức tài. Do
đó, trong quân đội triều Nguyễn ít xuất hiện những danh tướng tên tuổi được lưu danh trong
lịch sử.

Triều Nguyễn hết sức chú ý đến việc huấn luyện quân đội. Các quan võ nghiên cứu về

cách luyện tập theo trận đồ bát quái, ngũ hành các thế trận và lối đánh trong sách Hổ trướng
khu cơ
của Đào Duy Từ. Vua Thiệu Trị cho in 45 bộ Võ kinh phát cho các tướng, sĩ học tập.
Binh lính thì luyện tập võ nghệ, côn, quyền, bắn nỏ. Hằng năm, đầu xuân binh lính các tỉnh
được điều động một nửa về Kinh đô luyện tập trong một tháng theo chương trình, nội dung
triều đình đề ra. Tháng 2 năm Ất Sửu (1805), triều Nguyễn tổ chức tập trận kiểm tra khả năng
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của binh lính. Tháng 4 năm Tân Mùi (1811), vua Gia Long ra
lệnh duyệt các quân trước điện Càn Nguyên, tiếp đó dự cuộc thao diễn của thủy binh trên
sông Hương (Huế). Những cuộc tập trận như vậy chưa được nhiều, hiệu quả còn hạn chế,
nhưng cũng góp phần nâng cao sức mạnh bảo vệ Kinh đô Huế.

Nhằm tăng cường luyện tập hiệu quả, triều đình tổ chức phân cấp thuốc súng cho các

quân luyện tập bắn theo cấp bậc. Ở Kinh đô, binh lính luyện tập bắn súng điểu thương, từ phó
vệ uý trở lên được cấp mỗi người 2 cân thuốc súng, hai lạng tín dược, 8 cân đạn chì và 3
miếng đá lửa. Cai đội hiệu uý Cẩm Y và suất đội các quân được cấp mỗi người 1 cân thuốc
súng, một lạng tín dược, 2 cân đạn chì, 2 miếng đá lửa. Các viên tử được cấp mỗi người tám
lạng thuốc súng, 5 đồng cân tín dược, 1 cân đạn chì, 1 miếng đá lửa. Các vệ đội ở ban cung
Giáo Dưỡng diễn tập bắn súng quá được cấp mỗi người 6 phát súng và diễn tập bắn súng điểu
thương mỗi người được cấp 12 phát thuốc súng.

Đối với kỵ binh, triều Nguyễn tổ chức diễn tập ở trước Nam Đài. Vua Minh Mạng

giao cho Vũ Văn Giai soạn sách thao diễn kỵ binh (mã trận). Triều Nguyễn cử hai người ở hai
đội Tả Hầu và Hữu Hầu đến vùng Thanh Hóa, Nghệ An theo dõi binh lính Oai Chấn ở hai
trấn này tập bắn súng hỏa xa quá sơn theo chế độ luyện tập hằng năm.

Tháng 9 năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng quy định điều lệ thao diễn voi ở Kinh

đô. Hằng năm, việc tổ chức thao diễn voi gồm 24 lần, vào thượng tuần và trung tuần hằng
tháng. Thống quản vệ kinh Tượng phái một quản vệ và 150 binh lính, vệ Thần Cơ phái 10
pháo thủ trang bị đầy đủ súng nhỏ, súng lớn, thuốc đạn, chọn chỗ đất rộng thích hợp để tổ
chức thao diễn. Số binh lính và voi thao diễn lần lượt thay phiên nhau, thao diễn chung 12 lần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.