LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 237

vào những ngày cuối tháng từ tháng giêng đến tháng 11 hằng năm. Ngày 20 tháng chạp hằng
năm, Thân binh, Cấm binh gồm 1.000 người trang bị súng lớn, nhỏ, thuốc đạn và voi ở Kinh
đô phối hợp với voi trong 3 vệ tập trung ở Nam Đài.

Theo lệ hằng năm, triều Nguyễn tổ chức diễn tập thủy chiến ở sông Thanh Phúc. Đô

thống Nguyễn Tăng Ninh và Trương Đăng Quế tham dự, xét duyệt cuộc diễn tập này. Vua
Minh Mạng ra lệnh cho quan lại đại học sĩ Trương Đăng Quế nghiên cứu bản đồ thủy chiến
của các nước phương Tây, trong đó tập trung nghiên cứu các phương pháp đánh thủy, tập hợp
thành sách Thủy chiến tuyên cơ quyết thắng. Đồng thời, ra chỉ dụ cho thủy quân ba điều chủ
yếu khi vào trận: Bắn vào lái thuyền, bắn vào cột buồm và bắn vào tướng điều khiển thuyền.
Tiếp đó, tháng 5 năm Canh Tý (1840), triều Nguyễn tổ chức cho binh lính luyện tập đánh thủy
chiến. Thuyền được làm bằng bê, phên nứa và thả neo cho khỏi trôi. Quân lính ở bên bờ, cách
50 trượng (2.000 mét) được bắn 3 phát súng hồng y khi có lệnh.

Tháng chạp năm Quý Sửu (tháng 12-1853), vua Tự Đức quy định lại lịch binh lính ở

các tỉnh về Kinh đô diễn tập: Năm Giáp Dần (1854), ban thứ nhất có các tỉnh Bình Định,
Nghệ An, Hà Nội, Nam Định; năm Ất Mão (1855), ban thứ hai có các tỉnh Quảng Nam,
Thanh Hóa, Sơn Tây Ninh Bình đều phải một vệ cơ thao diễn; năm Bính Thìn (1856), ban thứ
ba có các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An đều phái nửa vệ. Bắc Ninh, Hải Dương đều
phái một vệ, cơ lần lượt khi đến phiên của mình. Chế độ diễn tập này được duy trì khá đều
đặn trong một vài năm. Vua Tự Đức cùng quần thần quy định lệ lưu ban và nghỉ ngơi cho
binh lính: Binh lính ở Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi từng
ngạch đều chia ba ban, một ban lưu trực, một ban cho về nghỉ, cứ thế thay đổi nhau.

Nhằm tăng cường kỷ luật quân đội, tháng chạp năm Kỷ Dậu (tháng 12-1813), vua Gia

Long quy định: Ai bắt binh lính làm việc riêng hoặc cho về nhà nghỉ thì bị trị theo quân pháp.
Cuối năm Bính Tuất (1826), triều Nguyễn định lệ phạt đối với những viên quan cai quản nếu
để cho binh lính bỏ ngũ thì xử theo các hình thức: Mỗi thập (10 lính) mà lính trốn đến 2 người
thì suất thập phải chịu đòn 30 roi, thêm một người trốn thì phạt thêm một bậc. Mỗi đội Thi
Trung mà lính trốn đến 12 người, thì viên chánh, phó suất đội đều phải chịu đòn 30 roi, sau cứ
6 người lính trốn nữa thì phạt thêm lên một bậc. Đội Cẩm Y thị nội và đội quân Thần Sách,
mỗi đội trốn đến 6 người thì viên suất đội bị phạt đòn 30 roi, sau cứ 3 người lính trốn thì phạt
thêm lên một bậc. Mỗi vệ cơ để lính trốn đến 60 người, thì viên chánh, phó quản cơ đều phải
phạt đòn 30 roi, sau cứ để lính trốn đến 30 người, phải phạt thêm lên một bậc nữa.

Trước tình hình binh lính hay bỏ trốn, tháng giêng năm Kỷ Sửu (tháng l-1829), vua

Minh Mạng định luật trị tội đối với những binh lính bỏ trốn về các địa phương như trốn lần
đầu phạt đánh 90 trượng, lần thứ hai đóng gông 2 tháng và khi mãn hạn đánh 100 trượng rồi
sung ngũ, trốn lần thứ ba thì trị tội giảo giam hậu (thắt cổ nhưng giam lại đợi vua quyết định).
Đối với lính giản đến kỳ canh gác ở Kinh đô nếu bỏ trốn, triều đình phạt lần đầu bỏ trốn, đóng
gông hai tháng, khi hết hạn đánh 100 côn đỏ, giao về hàng ngũ cũ, trốn lần hai thì chém hoặc
điều đến Trấn Ninh làm lính. Tiếp đó, tháng chạp năm Nhâm Thìn (tháng 12-1832), vua Minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.