LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 259

thủ bảo vệ vùng lãnh thổ cát cứ của triều Mạc trong suốt gần 70 năm. Rồi sau cuộc đại bại
năm 1592 trước quân Lê - Trịnh, họ Mạc rút lên Cao Bằng và xây dựng ở đây một hệ thống
thành lũy - "lá chắn" để ngăn chặn hiệu quả các trận tấn công của quân Lê - Trịnh. Và cũng từ
hệ thống thành lũy - bàn đạp này, quân Mạc đã có lần bất ngờ tiến xuống đánh chiếm và làm
chủ Đông Kinh một thời gian, buộc quân Lê - Trịnh phải tạm lánh vào Thanh Hóa.Vậy là, với
hệ thống thành lũy được xây dựng ở vùng rừng núi Đông Bắc, họ Mạc đã duy trì được phần
lãnh địa cát cứ của mình thêm hơn 30 năm nữa (1592-1623).

Cũng như nhà Mạc, ngay từ buổi đầu vào dựng nghiệp tại đất Thuận Hóa - Quảng

Nam, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người kế tục sự nghiệp của Đoan quận công Nguyễn
Hoàng đã chiêu nạp Đào Duy Từ làm quân sư. Và, Đào Duy Từ cũng chính là người khai mở
tư tưởng xây dựng và sử dụng thành lũy phục vụ công cuộc chiến đấu phòng thủ nhằm duy trì
lãnh địa cát cứ cho chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong. Đào Duy Từ tâu với Nguyễn Phúc
Nguyên rằng: Thần xin hiến một kế, theo kế ấy thì không phải nộp thuế cho triều đình Lê
Trịnh, mà lại giữ vững được đất đai và có thể dựng nên nghiệp lớn - đó chính là kế sách xây
dựng thành lũy, nhân thế đất đặt lũy hiểm cho vững thắc nhằm phòng bị ngoài biên, quân giặc
dẫu đến cũng không làm gì được. Theo tư tưởng chỉ đạo như vậy, chúa Nguyễn đã huy động
dân chúng và quân sĩ xây đắp nên lũy Trường Dục (trên từ núi Trường Dục dưới đến bãi cát
Hạc Hải), ngăn chặn hẳn hai miền Nam - Bắc. Tiếp sau đó, chúa Nguyễn lại cho xây đắp lũy
Thầy - Định Bắc trường thành, rồi lũy Trấn Ninh (Đồng Hới - Quảng Bình)... Với hệ thống
chiến lũy vững chắc được dựng xây ở những vị trí hiểm yếu này, quân Nguyễn đã chặn đứng
và đánh bại hoàn toàn các cuộc tiến công của quân Lê - Trịnh, buộc chúa Trịnh phải chấp
nhận lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia hai miền Nam - Bắc và hình thành nên lãnh địa
cát cứ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Như vậy xây dựng và sử dụng thành lũy phục vụ cho công cuộc chiến đấu phòng ngự

và phòng thủ là một quan điểm tư tưởng quân sự được hình thành một cách hoàn chỉnh và
phát huy rất hiệu quả dưới triều Mạc và thời chúa Nguyễn cát cứ đất Đàng Trong. Tuy khoảng
cách thời gian đã lùi rất xa so với ngày nay, nhưng nội dung của tư tưởng này vẫn còn nguyên
giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào việc xây dựng hệ thống khu vực phòng
thủ trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc hôm nay và tiếp sau.

5. Từ những nội dung tương đối cụ thể về tư tưởng quân sự Việt Nam từ năm 1428 đến

năm 1858 thuộc triều Lê Sơ, triều Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn
bước đầu được nghiên cứu và thể hiện như trên đã cho phép nhận định rằng: đây thực sự là
những cơ sở tiền đề cho những tổ chức và các nhà yêu nước tiến bộ, cách mạng chọn lọc, tiếp
thu, phát triển, vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo vào sự nghiệp giải phóng đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới - mà tiêu biểu nhất trong đó chính là sự ra đời
tư tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh... Đây
chính là những kiệt tác, là phần tinh tuý nhất và cao nhất của hệ tư tưởng quân sự Việt Nam,
mà cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.