LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 258

an" - nghĩa là, cần phải xây dựng phương lược, kế sách đối với việc giữ gìn cương giới, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, phải đảm bảo cho đất nước luôn ở trong một thế trận có sẵn để phòng
chống ngoại xâm. Làm được như vậy mới giữ chắc được bờ cõi. Kế thừa tư tưởng trên của các
vua tiền nhiệm, khi lên cầm quyền, Lê Thánh Tông càng thấu hiểu giá trị của từng tấc đất,
ngọn núi, con sông của tổ tiên để lại và càng kiên định tư tưởng và ý chí gìn giữ biên cương
và lãnh thổ quốc gia. Một sự kiện còn được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư (tập II), rằng:
Năm Quý Tỵ (1473), trong Chỉ dụ cho quan Thái bảo Lê Cảnh Huy trước khi đi giải quyết
vấn đề biên giới, Lê Thánh Tông nhắc nhở: …Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại
nên vứt
bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có
thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay gian. Nếu ngươi dám đem
một thước núi,
một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho
giặc thì tội phải tru di thực sự là một trong những minh
chứng. Vậy là, từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông - từ "biên phòng hảo vị trù phương lược”,
đến "không được tự tiện và bỏ một thước núi, một tấc sông”, đã trở thành tư tưởng chỉ đạo,
định hướng cho việc ban hành các chính sách, biện pháp của nhà nước đối với việc giữ gìn
biên cương lãnh thổ đất nước. Đây là một quan điểm tư tưởng quân sự mới của triều đại Lê Sơ
đóng góp cho lịch sử tư tưởng quân sự dân tộc. Song, điều quan trọng nhất là ở chỗ, cho đến
hiện nay tính thời sự thực tiễn của nó vẫn còn vẹn nguyên. Và, đây vẫn là vấn đề cần được
nghiên cứu để vận dụng vào công cuộc tìm giữ biên giới, lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta hiện
nay.

Tiếp đến triều Mạc và tập đoàn phong kiến cát cứ chúa Nguyễn (thời Trịnh - Nguyễn

phân tranh), xây dựng và sử dựng hệ thống thành lũy trong chiến đấu (phòng ngự - phòng thủ)
để bảo vệ vùng lãnh thổ cát cứ cũng chính là một quan điểm thuộc về tư tưởng quân sự mới.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công cụ quân Nam triều (quân Lê - Trịnh), bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ của mình, bên cạnh việc “…phải nghiêm hiệu lệnh, đặt tướng tá trong các
doanh, phải chọn bậc anh hùng; quân sĩ phải tuyển hạng tinh nhuệ; sắm thuyền bè, duyệt thủy
quân, luyện voi ngựa, chuẩn bị khí giới súng ống và cung nỏ để làm kế sách đánh địch", triều
Mạc còn xác định: Về phương tây nam, những chỗ xung yếu giáp giới bên địch, thì nên đắp
lũy cao, đào hào sâu, đặt bẫy nỏ, nghiêm phòng bị và đặt thêm đồn trại, chia quân giữ nơi
hiểm yếu.
Theo đó, thành Đại La, từ cửa Nam, Ông Mạc đến Nhật Chiêu, những lũy đất nên
đắp cao thêm và khai sâu thêm những con hào ở ý. Trên mặt Hoàng thành, từ cửa Nam đến
cửa Bắc, nên tu sửa những bức tường thấp ở trên mặt thành cho thật cao để bảo hiểm trong
thành; đồng thời, huy động dân hai xứ Tây và Nam dồn sức đắp lũy đất, trên lũy trồng tre gai
suốt từ sông Hát xuống đến sông Hoa Đình thuộc huyện Sơn Minh, kéo dài đến vài trăm dặm,
tạo thành các bức lũy vững chắc phòng ngừa quân Trịnh kéo ra. Tiếp đó, triều Mạc còn cho
đắp thêm 3 lớp lũy ngoài thành Đại La, bắt đầu từ Nhật Chiêu, qua hồ Tây, cầu Dừa, cầu Dền
đến Thanh Trì, cao hơn thành Thăng Long đến vài trượng, rộng 25 trượng, có 3 lớp hào, trên
lũy trồng tre ken dày hết sức kiên cố. Với những bức lũy kiên cố này chính là thành tựu hiện
thực lớn nhất của tư tưởng xây dựng và sử dụng thành lũy trong chiến đấu phòng ngự - phòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.