LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 257

chiến đấu (phòng thủ) bảo vệ vùng lãnh thổ cát cứ... Song, điều khẳng định chắc chắn là tất cả
những quan điểm tư tưởng quân sự của các triều đại đều có mối liên quan trực tiếp hữu cơ với
nhau.

4. Mỗi triều đại hoặc thế lực phong kiến cầm quyền đều được gắn liền với những bối

cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Những triều đại trước có thể bị triều đại kế tiếp phủ định thậm
chí là tiêu diệt, nhưng những quan điểm tư tưởng quân sự thì nhất định là có sự kế thừa, tiếp
nối và phát triển lên những thang bậc mới... Bởi, tư tưởng nói chung, tư tưởng quân sự của
dân tộc Việt Nam nói riêng là “tài sản" chung, cái bất biến; tuy nhiên, việc kế thừa và phát
triển nó như thế nào lại tùy thuộc vào tình hình cụ thể của đất nước, chất lượng của bộ máy
cầm quyền và năng lực tư duy của những nhà tư tưởng đại diện cho triều đại đó.

Theo đó, một phần nội dung rất quan trọng của tư tưởng quân sự Việt Nam từ năm

1428 đến năm 1858 là sự kế thừa, tiếp nối và phát triển tư tưởng quân sự của các thời kỳ trước
đó. Cụ thể là, tư tưởng kết hợp “kiến quốc” với “vệ quốc” (kết hợp xây dựng và bảo vệ đất
nước) của triều Lê Sơ; xây dựng căn cứ và điểm tựa chiến lược tạo dựng chỗ đứng chân và
làm bàn đạp xuất phát tiến công cho khởi nghĩa và chiến tranh (thời Lê Trung hưng, triều
Mạc, triều Tây Sơn); xây dựng quân đội "cốt tinh không cốt đông” có đầy đủ các thành phần
lực lượng (triều Tây Sơn); bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (triều Nguyễn); mềm
dẻo, khéo léo nhưng cương quyết trong bang giao láng giềng (triều Mạc, Lê - Trịnh, Tây Sơn,
Nguyễn)...

Đồng thời, với sự kế thừa và phát triển những quan điểm tư tưởng quân sự của những

triều đại trước đó, mỗi triều đại cũng đều đã có những quan điểm tư tưởng quân sự mới đóng
góp cho lịch sử quân sự. Tiêu biểu là:

Dưới triều Lê Sơ có tư tưởng xây dựng quân đội tập trung, thống nhất và hùng mạnh

để giữ nước. Đây là một trong những quan điểm mới, tiến bộ hơn so với những triều đại trước
đó. Ví dụ như, dưới triều Lý, Trần... quân đội được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau:
ngoài quân triều đình, các quý tộc, vương hầu cũng tổ chức quân đội riêng. Tính không thống
nhất này đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lộng hành, nhũng
nhiễu của các vương hầu, quý tộc - một đặc trưng của thể chế nhà nước phong kiến phân
quyền. Rút kinh nghiệm từ thực tế lịch sử này, với tư tưởng xâydựng quân đội tập trung, thống
nhất, triều Lê Sơ không chỉ tạo được sức mạnh ưu thế cho nền quốc phòng bảo vệ Tổ quốc,
mà còn là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển thể chế phong kiến Việt Nam từ phân quyền sang
tập quyền.

Cũng dưới triều Lê Sơ, tư tưởng tích cực, chủ động phòng giữ biên cương, thực hiện

"biên phòng hảo vị trù phương lược” là một nội dung mới. Tính mới của quan điểm tư tưởng
này chính là được khởi nguồn từ nhận thức về chủ quyền lãnh thổ đất đai, bờ cõi; được thể
hiện rõ nét ở những chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước trong quá trình quản lý và bảo
vệ lãnh thổ biên giới. Đó là, ngay từ buổi đầu thiết lập triều đại Lê Sơ, Lê Thái Tổ đã nhắn
nhủ quần thần, con cháu rằng: “Biên phòng tất khéo mưu phương lược. Xã tắc nên trù kế cửu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.