Ngoài ra, trong Luật Hồng Đức còn có cả những điều khoản quy định việc xử phạt
những người không thực hiện đúng nhiệm vụ tập luyện. Điều 257 quy định: Những quan
tướng hiệu không siêng năng huấn luyện quân sĩ, lại sai quân sĩ làm việc riêng cho nhà mình
cùng là định để lấy tiền ăn, việc nhẹ thì xử đồ hay lưu, việc nặng thì xử tội lưu. Điều 283 của
Bộ luật Hồng Đức cũng quy định: Khi có kỳ đại tập quân đội, quân lính ai thiếu mặt thì xử
phạt 80 trượng, biếm làm quân đinh ở bản quân, truy nộp 3 quan tiền sung công. Đội trưởng
và chánh, phó ngũ trưởng trong bản đội mà mượn người thay thế thì xử phạt 80 trượng và đều
bị giáng cấp xuống 3 bậc.
Kỷ luật là sức mạnh của một đạo quân. Nhà nước Lê Sơ rất quan tâm đến việc duy trì
kỷ luật quân đội. Ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Minh, Lê Lợi đã ban 10 điều quân
luật cho các tướng hiệu và quân sĩ. Đó là:
1. Giữ cho quân đội không được ồn ào, phải luôn nghiêm chỉnh.
2. Không được đặt chuyện làm cho dân chúng hoang mang và dao động lòng quân.
3. Khi ra trận, nghe tiếng trống, thấy cờ hiệu không được chần chừ không tiến.
4. Thấy kéo cờ, nghe thanh la dừng quân phải dừng lại ngay.
5. Nghe tiếng chuông lui quân lập tức phải lui.
6. Không được bỏ canh phòng, bỏ hàng ngũ trốn về.
7. Không vì chuyện riêng tư mà bỏ việc quân.
8. Không được ăn hối lộ để thả quân lính và che giấu không ghi vào sổ quân.
9. Không vì tình cảm riêng tư mà đảo lộn công tội của người khác.
Không được bất hoà với mọi người, trộm cắp, dâm gian.
Những điều khoản trên đều được áp dụng với tất cả mọi tướng sĩ nếu ai vi phạm đều bị
chém, không có loại hình phạt nào khác.
Sau khi đất nước được độc lập, trong quá trình củng cố xây dựng lực lượng quân đội,
vấn đề kỷ luật quân ngũ càng được đề cao. Nhiều quân lệnh được biên soạn và ban hành. Kỷ
luật quân đội không còn thiên về hình phạt quá hà khắc như thời kỳ trước nữa mà được phân
thành nhiều loại hình khác nhau. Chỉ tính riêng dưới thời Lê Thánh Tông đã có 190 điều luật
được ban hành, trong đó có 58 điều nằm trong Bộ luật Hồng Đức và 132 điều luật nằm rải rác
trong các điều luật khác. Trong 38 năm trị vì, nhiều lần vua Lê Thánh Tông trực tiếp cầm
quân đi đánh trận. Trước mỗi lần xuất quân ông đều ban hành các điều lệnh phổ biến cho các
tướng sĩ:
Tháng 11 năm Canh Dần (1470), khi đem quân đánh Chiêm Thành, nhà vua ban hành
24 điều lệnh về việc hành binh trao cho các quân doanh và các vệ Cẩm y, Kim Ngô, Thần Vũ,