LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 47

an ninh đất nước. Vì vậy, việc quan tâm đến binh lính và các võ tướng là một chủ trương của
triều Lê Sơ trong quá trình xây dựng lực lượng quân đội. Nhận rõ vai trò quan trọng của binh
lính trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đầu nước, triều đình luôn dành cho họ sự ưu đãi cả
về vật chất và tinh thần.

Trong lúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đang ở đỉnh cao, Lê Lợi luôn động viên

binh lính, thưởng phạt đúng mức. Ông từng nói với các tướng lĩnh chỉ huy quân Thiết đột
rằng: "Cùng lòng liều chết để phá giặc là công của các người, còn xếp đặt quy hoạch, cơm áo
khen thưởng là do ở ta. Bao giờ thấy vợ con ta nghèo
thiếu thì vợ con các ngươi mới nghèo
thiếu, mong các ngươi một lòng đánh giặc"

48

.

Cùng với việc khen thưởng kịp thời, để tập trung cao nhất cho cuộc kháng chiến, Lê

Lợi cùng bộ chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn còn rất chú trọng đến công tác hậu phương quân đội
như miễn mọi thuế khoá, lao dịch 3 năm cho những gia đình có người tham gia quân ngũ; cấp
ruộng đất cho binh lính. Chủ trương trên đã khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, góp
phần đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Năm Mậu Thân (1428), sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho con em các nhà đầu

mục và các tướng hiệu được về quê nhận lại ruộng. Cùng năm đó, nhà vua còn hạ lệnh cho
quan lại các địa phương phải kê khai tất cả các ruộng đất của các quan lại cũ, những người
tuyệt tự, ngụy quan, lính trốn rồi cho lập sổ ruộng. Cho đến nay, chưa có nguồn tư liệu nào nói
rõ về chính sách ưu đãi với binh lính ở thời vua Lê Thái Tổ. Nhưng chính sách quân điền của
nhà nước được ban hành trong thời gian này đã được xuất phát từ thực tế tình hình đất nước
sau chiến tranh mà Lê Lợi đã nhận thấy rất rõ là: Người đi chiến đấu thì không có tấc đất
trong tay, kẻ du thực thì có ruộng đất quá nhiều đã cho thấy sự quan tâm của Lê Thái Tổ với
những người lính đã từng đồng cam cộng khổ trong kháng chiến. Năm Ất Mão (1435), Lê
Thái Tông quy định lấy các vùng đất bãi chia cấp cho quân và dân làm sản nghiệp đời đời
theo nguyên tắc quân được cấp 5 sào, dân được cấp 4 sào làm sản nghiệp thường.

Năm Đinh Dậu (1477), dưới thời Lê Thánh Tông, chính sách quân điền được chính

thức ban hành và thống nhất việc thực hiện trong cả nước. Theo đó phép quân điền áp dụng
đối với binh lính như sau:

Ngân dũng lực vũ sĩ ở trấn điện ty, Đề sinh dũng sĩ ở lực sĩ ty, Án lại ở hai vệ Cẩm y,

Vũ sĩ ở vệ Kim ngô, Tuấn sĩ ở vệ Cẩm y được 8 phần.

Tráng sĩ thường ban ở vệ Cẩm y, thường ban ở ty tượng cừu được 7,5 phần.

Phiêu kỵ tráng sĩ ở vệ Cẩm y, tráng sĩ các ty thuộc 4 vệ hiệu lực, 5 vệ điền tiền, canh

ban xá nhân, lại phiên tráng sĩ ở thần tý ty Kim ngô vệ, tướng sĩ thường ban ở trung thành
binh mã được 7 phần.

Các vệ thuộc ngũ quân, 4 vệ tuần tượng, 4 vệ mã nhàn được 6 phần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.