LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 48

Quân lính ở các nha môn, quân lính ở ngoài, ngực lại ở ngữ hình ty được 5,5 phần.

Quân lính các vệ sĩ ở ngoài được 5 phần.

Ba bậc quân và 3 bậc sắc thuộc các vệ ở trong đạo được 4,5 phần.

Ba đẳng quân ở các nha môn, sở ở ngoài được 4 phần.

Nội dung chính sách quân điền cho thấy cùng với quan lại văn, võ các cấp, binh lính là

tầng lớp được nhà nước ưu đãi hưởng khẩu phần ruộng quân điền tuy thấp hơn so với quan lại
nhưng cao hơn so với các thành phần khác trong xã hội. Chính sách này được các vương triều
sau tiếp tục thực hiện.

Pháp luật cũng quy định những điều luật bảo vệ quyền lợi cho binh lính khi bị ốm đau:

Tướng lĩnh đem quân ra trận, quân lính có người ốm đau mà không nuôi nấng thuốc thang thì
phải tội đồ, nếu vì thế mà để quân giặc bắt được, thì xử tội đồ, tội lưu hay tội chết. Như vậy,
sau quan lại, binh lính là đối tượng được nhà nước quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó xuất
phát từ yêu cầu cần phải có một lực lượng quân sự mạnh, trung thành, nhằm đối phó với các
lực lượng chống đối, bảo vệ triều đình, độc lập chủ quyền của đất nước, mở mang lãnh thổ
cũng như giữ yên trật tự xã hội mà nhà nước Lê Sơ đang phải lãnh trách nhiệm trước lịch sử.

Như vậy, xuất phát từ hoàn cảnh và thực tế của đất nước luôn phải đối phó với các

nguy cơ thôn tính của các thế lực ngoại xâm và nội phản, đồng thời hiểu rõ được tầm quan
trọng của lực lượng quân đội trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng vương triều, nhà nước Lê
Sơ rất chú ý đến xây dựng và phát triển quân đội trên mọi phương diện với mong muốn có
được một đạo quân đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
Thông qua các chủ trương, chính sách đã được thực thi, chúng ta nhận thấy quan điểm tư
tưởng xuyên suốt về xây dựng lực lượng quân đội dưới triều đại Lê Sơ là tạo dựng được đội
quân tập trung thống nhất có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thường xuyên được rèn luyện, kỷ luật
nghiêm minh. Quân đội Lê sơ thực sự là "Quân hùng tề chỉnh" như chính Lê Thánh Tông đã
viết trong bài "Ngự chế Thiên Nam động chủ đề" sau khi thân chinh chỉ huy sáu quân duyệt
binh trên sông Bạch Đằng tháng 2 năm Mậu Tý (1468).

3. Tích cực, chủ động phòng giữ biên cương, thực hiện "Biên phòng hảo vị trù phương lược"

Biên cương, lãnh thổ là vấn đề cơ bản, trọng yếu của mỗi quốc gia. Đó là cơ sở thực tế

khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, một vương triều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.