LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 46

Điện Tiền.

Tháng 11 năm Nhâm Thìn (1472), nhà vua ban hành 19 điều lệnh đi đánh người Man.

Tháng 12 năm Kỷ Hợi (1479), sửa định lại biệt lệnh 25 điều về việc đánh Chiêm

Thành và quy định chính lệnh hành quân cùng các lệ thưởng công.

Năm Bính Ngọ (1486), ban hành điều lệnh Hồng Đức quân vụ gồm 27 điều. Bộ luật

Hồng Đức dành hẳn một chương - chương Quân chính gồm 43 điều (từ Điều 241 đến Điều
283) nêu rõ nghĩa vụ của các tướng lĩnh và binh sĩ. Trong đó có tới 21 điều có nội dung quy
định trách nhiệm của người làm tướng lúc bình thường cũng như lúc ra trận. Với 8 điều quy
định trách nhiệm của người lính nhưng nếu người làm tướng không biết hoặc biết mà dung
túng, không có biện pháp ngăn ngừa thì cả tĩnh lẫn quan đều bị xử phạt. Trong đó có những
điều quy định về việc nghiêm trị tướng hiệu, quân nhân không làm đúng nhiệm vụ tập luyện,
canh phòng, sẵn sàng chiến đấu như sau:

- Các tướng hiệu coi quân từ 30.000 người trở xuống, 50 người trở lên mà không biết

vỗ về răn dạy, để đội ngũ không tề chỉnh, binh khí không sửa sang, biếng nhác việc quân, đến
nỗi phải sửa chữa thay đổi, hao phí tiền tài, cùng là bớt xén xoay tiền, làm lợi riêng, bỏ ích
chung, phàm những tội ấy, nhẹ thì xử biếm bãi, nặng thì xử đồ lưu.

- Các tướng hiệu không chăm lo huấn luyện, bắt quân nhân làm việc riêng cho nhà

mình, cùng là bóc lột xoay tiền, nhẹ thì xử biếm, đồ, nặng thì xử lưu.

- Trong kỳ đại tập quân, nếu quân nhân vắng mặt thì xử 80 trượng, đồ làm quân đinh,

truy tiền 3 quan gửi nộp vào nhà nước. Kẻ nhận tên thay mặt, nếu là quân nhân bản bộ thì xử
60 trượng, biếm 2 tư.

Những quy định trên cho thấy triều Lê Sơ rất coi trọng vai trò của các võ tướng trong

việc rèn luyện kỷ luật quân đội, bởi vì muốn cho đạo quân thực thi nghiêm kỷ luật thì trước
hết người tướng phải nghiêm. Người cầm quân không giữ nghiêm kỷ luật thì khó gây được
lòng tin đối với quân sĩ.

Việc tiến hành huấn luyện quân sự thường xuyên có quy củ và thực hiện chế độ kỷ luật

nghiêm minh là một yêu cầu thiết yếu trong xây dựng lực lượng quân đội dưới triều Lê Sơ.
Đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho quân đội triều Lê Sơ trở thành một quân
đội chính quy, tinh nhuệ, một công cụ sắc bén để bảo vệ nhà nước phong kiến Đại Việt và bảo
vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc, đồng thời góp phần làm nên sức mạnh của quân đội
Đại Việt thế kỷ XV - một quân đội hùng mạnh bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Thời Lê Sơ có thể coi là thời kỳ tương đối thái bình nhưng vẫn có những biến động

lớn. Chiến tranh bảo vệ và mở rộng lãnh thổ về phía Tây, phía Nam, những cuộc chinh phạt
đối với các thổ tù tạo phản nhằm đè bẹp nguy cơ cát cứ và cả những cuộc đàn áp khởi nghĩa
nông dân là những biểu hiện cụ thể cho thấy nhà nước cần phải chú trọng về quốc phòng và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.