Xã tắc nên trù kế cửu an
Ghềnh thác ba trăm đừng nói nữa
Như nay dòng thuận chỉ xuôi nhàn.
Bài thơ đã nói rõ quan điểm và sự kiên quyết của Lê Thái Tổ về công việc gìn giữ biên
cương, đồng thời ông cũng nhắn nhủ quần thần cùng con cháu rằng: “Biên phòng tất khéo
mưu phương lược. Xã tắc nên trù kế cửu an” - tức là cần phải có phương lược, kế sách trong
việc giữ gìn biên cương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phải đảm bảo cho đất nước luôn ở trong
một thế trận có sẵn để phòng chống ngoại xâm, chỉ có như vậy mới giữ vững được bờ cõi.
Kế thừa những thành quả của các đời vua trước. Lê Thánh Tông thấu hiểu giá trị của
từng tấc đất, ngọn núi, con sông của cha ông để lại và xác định rõ trách nhiệm của bản thân và
quần thần là phải gìn giữ biên cương lãnh thổ quốc gia.
Đối với những viên quan làm nhiệm vụ giải quyết vấn đề biên trấn, ông nhắc nhở và
chỉ rõ cho họ thấy rõ vai trò, trách nhiệm, chức phận của bản thân trong việc bảo toàn từng tấc
đất của tổ tiên để lại và yêu cầu quần thần phải kiên quyết bảo vệ đến cùng. Năm Quý Tỵ
(1473), trong chỉ dụ cho quan Thái bảo Lê Cảnh Huy trước khi đi giải quyết vấn đề biên giới,
ông căn dặn: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào là nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên
quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc
trình bày rõ điều ngay gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ làm
mồi cho giặc thì tội phải tru di”
49
.
Như vậy, từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông, trong khoảng hơn 40 năm, quan điểm về
biên cương lãnh thổ của những người đứng đầu vương triều Lê Sơ đã vận động, phát triển, từ
một chủ trương, kế sách tiến đến thành một ý chí hành động trong công cuộc bảo toàn lãnh
thổ đất nước.
Sự tổng kết, đúc rút của Lê Thái Tổ với “Biên phòng hảo vị trù phương lược" đến ý
chí kiên quyết "không được tự tiện vứt bỏ một thước núi, một tấc sông" của Lê Thánh Tông
trở thành tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho việc ban hành chủ trương, chính sách và những
biện pháp của nhà nước trong sự nghiệp giữ vững biên cương, bảo toàn lãnh thổ.
Tư tưởng tích cực chủ động bảo vệ biên giới lãnh thổ của nhà nước Lê Sơ được thể
hiện qua các chính sách thực thi của triều đình nhằm bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
- Xác định rõ cương vực quốc gia.
Định rõ cương vực đất nước là việc thiết yếu của mỗi quốc gia nhằm bảo toàn lãnh
thổ, tránh sự tranh chấp, đảm bảo sự ổn định biên giới. Lần đầu tiên ở nước ta, dưới triều Lê
Sơ, cương vực lãnh thổ được khẳng định về mặt pháp lý thông qua việc lập bản đồ.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi rõ: thời Lê Thánh Tông, "Nhà vua hạ lệnh
cho cơ quan Thừa tuyên thân hành đi khám xét núi sông, nơi hiểm trở, nơi bình thản và sự
tích đời xưa, đời nay trong địa hạt mình cai quản, vẽ thành bản đồ ghi chú rõ ràng nộp cho bộ