LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 51

Hộ để sáng tác bản đồ địa dư”

50

. Cuối năm Kỷ Sửu (1469), bản đồ 12 đạo Thừa tuyên được

hoàn thành, thường gọi là bản đồ Hồng Đức. Đây là bằng chứng khẳng định ý thức chủ quyền
biên giới, lãnh thổ quốc gia của Lê Thánh Tông cũng như triều đại của ông đối với dân tộc và
các quốc gia lân bang. Và đây cũng là bản đồ xưa nhất của nước ta còn lưu giữ được cho đến
ngày nay.

Năm Tân Mão (147l), sau cuộc tiến đánh Chămpa, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng

đến đèo Cù Mông. Tại biên giới mới này, Lê Thánh Tông sai tạc bia trên sườn núi đá (núi
Thạch Bi - Tuy Hoà, Phú Yên) làm mốc phân chia biên giới giữa hai nước.

Cùng với việc lập bản đồ, định mốc giới, triều Lê Sơ cũng là nhà nước đầu tiên cho

soạn sách Dư địa chí. Nguyễn Trãi - một trọng thần của nhà Lê đã bỏ ra nhiều công sức đi đến
các vùng quê trên mọi miền đất nước, khảo tả và ghi chép công phu về diện mạo, địa hình
sông núi, tên đất, tên làng, thổ nhưỡng, thuỷ văn, các sản phẩm đặc trưng và phong tục tập
quán của từng vùng. Nguyễn Trãi biên soạn Dư địa chí năm Ất Mão (1435). Công trình của
ông được đánh giá là tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên góp phần vào việc khẳng định chủ
quyền quốc gia, xác định cương vực địa giới và ghi nhận những nét cơ bản về nền văn hiến
Việt Nam.

- Tăng cường quyền lực của triều đình đối với vùng biên viễn.

Vùng rừng núi biên giới là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tù trưởng

là những người có quyền lực trong các bộ tộc. Thu phục được các tù trưởng đồng nghĩa với
thu phục được cả bộ óc và chính họ sẽ là "tai, mắt”, là lực lượng tiên phong của triều đình
trong công cuộc giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ biên cương. Trong những năm chiến tranh chống
Minh, nhiều tù trưởng và đồng bào các dân tộc đã hết lòng ủng hộ nghĩa quân Lam Sơn, góp
phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Sau khi triều Lê Sơ được thiết lập, trong
chính sách đối với vùng biên viễn, cũng như các triều đại phong kiến trước, triều Lê vẫn tiếp
tục duy trì quyền cai quản của các tù trưởng đối với bộ tộc của mình và cho con cháu họ được
quyền thế tập. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số tù trưởng có mưu toan nổi dậy cát cứ,
không chịu thần phục triều đình. Hành động này chẳng những cản trở việc tăng cường quyền
lực của nhà Lê trên phạm vi cả nước, đe dọa sự thống nhất quốc gia, khối đoàn kết dân tộc mà
còn tạo ra nguy cơ xâm chiếm của các thế lực ngoại bang đối với đất nước. Ý thức rõ vai trò
của các thổ tù và đồng bào dân tộc trong việc bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia, nhà Lê nhận
thấy cần phải thu phục các tù trưởng. Theo gương các nhà nước Lý, Trần, các vua Lê tiếp tục
thực hiện chính sách thu phục tầng lớp thống trị ở các miền biên viễn nhằm tăng cường sự
quản lý chặt chẽ của chính quyền trung ương đối với vùng biên viễn, không để cho kẻ thù lôi
kéo họ chống đối lại triều đình.

Triều Lê đặt ra một số chức quan và tước phẩm để bổ nhiệm và ban cho các tù trưởng

miền núi nhằm biến họ thành những viên quan của triều đình, ràng buộc họ bằng quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của những viên quan địa phương đối với chính quyền trung ương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.