LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 52

Các thổ tù được ban chức tước, được cai quản nhân dân trong địa bàn của họ theo chế độ,
phong tục tập quán riêng của từng bộ tộc và có trách nhiệm hằng năm phải nộp cống phú cho
triều đình. Năm Mậu Thân (1428), khi sắp đặt đơn vị hành chính và chấn chỉnh bộ máy thống
trị, tại các châu, bên cạnh các chức Thiêm phán, Tào vận, Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, triều
đình Lê Sơ còn đặt chức Tri châu, Đại tri châu dành riêng cho các thổ tù. Sử gia Phan Huy
Chú chép rằng: Lê Thái Tổ đã “đặt các chức Thủ ngự, Đoàn luyện, trao cho các tù trưởng
ngoại phiên. Giản hoặc có tù trưởng nào quy thuận có công to, cũng giao
cho trọng chúc, như
những chức Nhập nội, Tư
không, Bình chương sự, cùng các chức Thượng tướng quân, Đại
tướng quân"

51

. Nhiều tù trưởng được nhận chức quan, được quyền thế tập như: Xa Khả Tham,

tù trưởng người Thái ở Mộc Châu được phong là Nhập nội tư không coi giữ trấn Đà Giang ở
vùng lưu vực sông Đà. Các con của Xa Khả Tham đều được phong là Đại tướng quân. Con
trai Đèo Cát Hãn, tù trưởng châu Phục Lễ, là Đèo Mạnh Vượng sau khi quy hàng được vua Lê
Thái Tông cho làm Nhập nội tư mã tri bản châu quân dân sự, tước Quan phục hầu. Chính sách
này đều được thực hiện ở các triều vua kế tiếp. Dưới triều vua Lê Thánh Tông có tù trưởng
được ban tước Quận công.

Ngoài việc ban chức tước, các vua Lê còn ban hành một số chính sách ưu đãi cho các

tù trưởng. Vua Lê Thái Tông cho phép các quan phụ đạo, thủ lĩnh các phiên trấn, người nào có
con cháu đích, hoặc cùng một tịch hay khác tịch thì đều được tha thuế và sai dịch. Một số thổ
tù khi đem đồ cống nộp cho triều đình, được vua ban thưởng.

Đối với các cư dân miền núi, triều Lê Sơ cũng luôn mong họ "hoà hợp cùng cộng đồng

và dành cho họ một số ưu đãi như: án trọng tục lệ riêng; thực hiện việc giảm nhẹ tô thuế,
những khi đói kém triều đình mở kho phát chẩn cứu tế. Nhà nước còn chú trọng khai hoang,
mở rộng diện tích canh tác nhằm phát triển kinh tế những vùng biên giới, ven biển.

Cùng với những ưu đãi trên, nhà Lê còn thực thi những biện pháp cứng rắn nhằm kiềm

chế các thổ quan: Các tù trưởng nhận chức tước phải chịu sự giám sát chặt chẽ của triều đình
và phải thực hiện nghiêm các quy định; khi tiếp kiến với quan triều đình, các thổ quan phải
đội mũ, đeo đai và thực hiện các nghi thức triều quan; các tù trưởng không được bí mật liên
kết với quan lại ở Kinh thành; các thổ quan được toàn quyền tự trị nhưng con cháu họ không
được quyền thế tập chức vụ ở địa phương nếu không được triều đình chấp thuận. Tháng 8
năm Mậu Tuất (1478), triều đình quy định các tù trưởng ở biên viễn phải về Kinh chầu mừng
mỗi năm hai lần vào tháng giêng và tháng 7. Nếu tù trưởng nào bỏ lễ chầu một lần bị bãi
chức, bỏ hai lần bị bắt về Kinh trị tội.

Triều đình kiên quyết trấn áp những hành động chống đối, cát cứ, gây bạo loạn của các

tù trưởng. Cuộc nổi dậy cát cứ của hai tù trưởng là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái ở châu
Thạch Lâm thuộc trấn Thái Nguyên; cuộc nổi dậy do Đèo Cát Hãn, tù trưởng châu Ninh
Viễn* cầm đầu xảy ra ở miền Tây Bắc đều nhanh chóng bị quân triều đình dẹp tan. Đặc biệt,
tháng 3 năm Tân Hợi (1431), sau khi đánh tan quân phản nghịch của Nông Đắc Thái, Bế
Khắc Thiệu, trước khi rút về Kinh, Lê Thái Tổ cho khắc bài thơ lên vách núi đá ở phía bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.