LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 54

Năm Mậu Tý (1468), Lê Thánh Tông ra sắc lệnh về hạn định thời gian đối với những

viên quan nhậm trị ở vùng biên viễn. Theo sắc chỉ đó, phàm những viên quan giữ việc ở nơi
nước độc chốn biên cương xa xôi, nếu làm tốt phận sự "Biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không
phiền nhiễu dân mà
vẫn thu đủ thuế, sau 6 năm sẽ được cho chuyển về miền xuôi; nếu ai kiếm
cớ đau ốm để né tránh, nộp thuế thiếu nhiều thì lại phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm
nữa mới được quyết định lại"

55

. Nếu những quan quân nào không làm tốt nhiệm vụ trấn giữ

biên giới sẽ bị xử bằng những hình phạt nặng nhất. Trong Bộ luật Hồng Đức, Điều 243
chương Quân chính ghi: Các tướng sĩ phòng giữ nơi quan ải, nếu phòng bị không cẩn thận, dò
la không đích thực để quân giặc đến bất ngờ đánh úp thì đều phải chém. Điều 278 ghi: Những
quan ải không khám xét cẩn thận, để kẻ gian đưa lọt tin tức ra ngoài hay có kẻ gian lọt vào
trong hạt mình thì bị xử tội đồ, tội lưu hay tử...Luật cũng có cả những quy định cụ thể về chế
độ kiểm tra, kiểm soát ở các cửa sông, biển, cảng ven biển nhằm giữ gìn an ninh quốc gia và
chủ quyền đất nước. Trừ thuyền riêng của những quan đại thần hàm nhị phẩm trở lên và
thuyền của những quan coi giữ lăng miếu, việc đi lại của những viên quan khác đều phải
khám xét theo lệ.

- Tăng cường lực lượng trấn giữ và kiểm soát các hoạt động ở vùng biên giới.

Việc gìn giữ thường xuyên các miền biên giới được triều đình giao cho các viên quan

Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, quân các châu, huyện và thổ binh ở các động, sách. Lực lượng
tại chỗ này có nhiệm vụ kiểm soát, canh giữ các cửa ải nhỏ và giữ gìn an ninh trật tự tại các
địa phương.

Tại các cửa ải quan trọng, triều đình cho đặt các đồn lũy do quân địa phương trấn giữ

như các đồn lũy Vạn Ninh, Tân Yên được lập ở An Bang để kiểm soát hoạt động ở vùng này.

Nhằm bảo vệ vùng biển quốc gia, triều đình Lê Sơ đã xây dựng thuỷ quân thành lực

lượng độc lập với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, biên chế thống nhất, có một chế độ huấn
luyện riêng biệt phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của binh thủy. Chế độ kiểm tra, kiểm soát ở
các vùng ven biển, các cửa sông, cửa biển cũng được quy định cụ thể trong Bộ luật Hồng
Đức.

Với tinh thần chủ động và những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ biên cương nên

một thế kỷ trị vì của triều Lê Sơ, mọi âm mưu xâm phạm của các thế lực thù địch bị thất bại,
đất nước không bị nạn ngoại xâm.

Vậy là tích cực chủ động phòng giữ lãnh thổ biên cương, thực hiện "Biên phòng hảo vị

tứ phương lược" thực sự là một trong những quan điểm nổi bật trong tư tưởng quân sự của
triều đại Lê Sơ.

4. Đối ngoại quân sự khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.