LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 55

Nhằm tạo lập nền hoà bình để phục hưng đất nước, trong quan hệ với các quốc gia lân

bang, triều đình Lê Sơ chủ trương thiết lập mối bang giao hòa bình, không muốn xảy ra chiến
tranh. Tùy tình hình, thái độ và thực lực của mỗi nước, triều đình Lê Sơ có những chính sách
đối ngoại quân sự khác nhau, khi mềm dẻo, lúc cứng rắn nhằm đạt được mục đích giữ vững
độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Tránh gây căng thẳng với nhà Minh ở phía Bắc.
Nhà Minh là một đế chế mạnh, từng thiết lập ách đô hộ ở nước ta hơn 20 năm. Mặc dù

đã bị đánh bại, nhưng cũng như các triều đại trước, triều Minh không bao giờ muốn từ bỏ ý đồ
áp đặt ách cai trị đối với Đại Việt. Do vậy, để giữ vững chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia, triều đình Lê Sơ chủ trương thực hiện đường lối ngoại giao “vừa nhu vừa
cương",
một mặt tỏ ra chịu thần phục, thực hiện nghĩa vụ triều cống của nước nhỏ đối với
nước lớn; mặt khác, kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước
những hành động gây rối, lấn chiếm vùng biên giới. Vấn đề quan hệ với nhà Minh đã được Lê
Lợi - lãnh tụ tối cao của quân Lam Sơn - vị vua đầu tiên của vương triều Lê Sơ suy tính ngay
từ năm cuối của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.

Cuối năm Bính Ngọ (1426), mặc dù diễn biến chiến sự đã nghiêng hẳn về phía nghĩa

quân, nhưng Lê Lợi vẫn quyết định không đánh thành Đông Quan - căn cứ đầu não của quân
xâm lược nhà Minh, mà chỉ tổ chức vây hãm để thuyết phục chúng đầu hàng. Quyết định này
không chỉ nhằm đỡ tổn thất xương máu cho cả hai bên, mà còn là một chiến lược ngoại giao
có tầm nhìn xuyên thế kỷ, với mục đích vì một nền hoà bình, tránh tái diễn chiến tranh.

Cuối năm Đinh Mùi (1427), sau khi các đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông phải

chấp nhận giảng hoà, xin được rút quân về nước. Trước những tội ác của quân thù đối với
nhân dân, nhiều tướng sĩ đề nghị Lê Lợi cho giết hết quân giặc; nhưng để tránh một cuộc
chiến tranh trong tương lai, buộc kẻ thù phải từ bỏ ý đồ thôn tính và thừa nhận nền độc lập
của ta, đồng thời mở đường cho mối quan hệ bình thường sau này, Lê Lợi và bộ thống soái
nghĩa quân quyết định kết thúc cuộc chiến một cách nhân đạo, đỡ làm mất mặt "thiên triều”.
Giải thích cho tướng sĩ về việc làm này, ông nói: "Phục thù báo oán là thường tình của mọi
người. Nhưng không muốn giết người là bản tâm của bậc nhân giả. Vả chăng người ta đã
hàng mà mình giết đi thì không còn gì ghê gớm hơn việc làm không lành ấy. Nếu vì hả giận
trong chốc lát mà để muôn đời mang tiếng giết kẻ đã hàng thì chi bằng để sống muôn vạn
người mà dập tắt mối chiến tranh về sau, sử xanh ghi chép nghìn thủa còn thơm, họ chẳng tốt
đẹp sao?"

56

.

Vì lẽ ấy, Lê Lợi đã cho tổ chức Hội thề (thực chất là lễ đầu hàng) ở phía nam thành

Đông Quan với sự tham dự của đại diện nghĩa quân và các tướng lĩnh cao cấp của đạo quân
xâm lược nhà Minh. Tại hội thề, thay mặt toàn quân, chủ tướng giặc Vương Thông trịnh trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.