Dưới các đời vua kế tiếp, mối quan hệ bang giao vẫn được giữ vững và tiếp tục phát
triển. Mỗi khi triều đình có vua băng hà hoặc lập vua mới hai bên đều thông báo cho nhau và
cử đoàn sử thần sang điếu lễ hoặc chúc mừng. Nhưng khi nhà Minh có những hành động xâm
lấn ở biên giới nhà Lê kiên quyết bảo vệ lãnh thổ bằng mọi biện pháp, khi giải quyết bằng
ngoại giao, khi bằng sức mạnh quân sự. Vua Lê Nhân Tông thường khuyên răn các tướng
ngoài biên ải phải cẩn trọng trong việc giải quyết vấn đề biên giới. Năm Mậu Thìn (1448),
nghe tin nhà Minh cho sứ sang hội khám biên giới ở Quảng Tây, trước khi có hành động đối
phó, vua cho cử quan lại đi khám xét thực hư, sau đó mới lệnh cho các địa phương tập hợp lực
lượng.
Từ năm Đinh Ty (1437), nhà Minh bắt đầu tấn phong Vương cho các vua triều Lê Sơ,
mở đầu là Lê Thái Tông được phong là An Nam quốc vương. Điều này chứng tỏ nhà Minh đã
phải thừa nhận quyền làm chủ chính thống của dòng họ Lê ở Đại Việt, sự ngang hàng của các
vua Lê với các quốc gia khác.
Trong thế kỷ XV, vấn đề biên giới giữa hai nước cũng luôn xảy ra những tranh chấp.
Dưới đời vua Lê Thái Tông, vào những năm Mậu Ngọ (1438), Nhâm Tuất (1442) xảy
ra một số vụ tranh chấp đất đai và cướp phá tài sản giữa hai châu giáp ranh là châu An Bình,
Tư Lăng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và châu Tư Lang Hạ thuộc tỉnh Cao Bằng (Đại
Việt). Quan lại hai châu đều có thư báo cáo sự việc lên triều đình hai nước. Triều đình Lê yêu
cầu triều đình Minh "nghiêm cấm các châu ấy không được xâm phạm cướp bóc"
59
. Để giải
quyết vấn đề, vua Minh đưa ra phương thức cùng cử người đến nơi xảy ra sự việc xem xét,
xác minh, vua Lê đồng ý với cách giải quyết trên. Nhưng trên thực tế có những lần triều đình
Minh không cho người đến hội khám như đã giao ước. Để đạt được mục đích hai bên giữ yên
bờ cõi và không xâm chiếm lẫn nhau, triều đình Lê kiên trì trao đổi thông tư với triều đình
Minh và quan tỉnh Quảng Tây, đề nghị tiến hành hội khám. Đến năm Đinh Mão (1447),
đường biên giới giữa hai vùng đã được giải quyết thỏa đáng đáp ứng được lợi ích của cả hai
bên.
Lê Thánh Tông là vị vua yêu hoà bình, không muốn có chiến tranh, nhưng ông cũng
rất kiên quyết, không nhân nhượng kẻ thù một khi chúng xâm phạm biên cương Tổ quốc.
Quan điểm của Lê Thánh Tông là phải kiên quyết tranh biện, nếu họ không nghe, thì sai sứ
sang trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Vấn đề tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc dưới triều Lê
Thánh Tông được giải quyết khôn khéo, cứng rắn, đầy mưu lược, biểu hiện ở một số vụ điển
hình sau:
Vào năm Đinh Hợi (1467), Sầm Tổ Đức người phủ Trấn An, Quảng Tây đem hơn
1.000 người tung tin là đi bắt tên giặc Sầm Vọng đang trốn chạy rồi thừa cơ tiến sâu vào châu
Thông Nông, phủ Bắc Bình (Cao Bằng) của Đại Việt cướp trâu bò, súc vật và bắt người... Sau
đó lại chiếm cứ vùng châu Bảo Lạc. Nhưng lại tâu báo rằng có hai thôn Man Ly, Man Nhung
của Đại Việt giả vờ quy phục Trấn An để cướp súc vật. Triều đình Lê Thánh Tông xem xét sự