LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 56

xin thề rút ngay toàn bộ quân về nước, từ bỏ ý đồ xâm chiếm. Với lòng nhân đạo, nghĩa quân
chuẩn bị đầy đủ lương thực, phương tiện và đảm bảo an toàn tính mạng cho quân Minh lên
đường về nước. Nhân dân các lộ Bắc Giang, Lạng Giang sửa chữa lại đường sá, cầu cống cho
chúng rút quân dễ dàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 500 chiếc thuyền, vài nghìn ngựa
cùng lương ăn cho gần 10 vạn quân đã được lo đủ trong hoàn cảnh đất nước ta vừa trải qua
nhiều năm chiến tranh. Việc làm của nhân dân ta khiến quân Minh cảm phục, trước ngày lên
đường cả quân lẫn tướng kéo đến quân doanh Bồ Đề lạy tạ Bình Định vương Lê Lợi. Cũng
trong thời gian này, Lê Lợi còn cử một phái đoàn do Lê Thiếu Dĩnh cầm đầu sang nhà Minh
dâng biểu cầu phong.

Những việc làm nói trên của Lê Lợi và bộ thống soái nghĩa quân Lam Sơn nhằm thực

hiện một mục đích cao cả: "Sửa hoà hiếu cho hai nước. Tắt muôn đời chiến tranh", tạo điều
kiện để mối quan hệ bang giao giữa hai nước sang một trang khác.

Mặc dù đã phải rút quân ra khỏi Đại Việt, nhưng cậy thế nước lớn, triều Minh không

ngừng đưa ra những yêu sách về cống nạp, tù binh, vũ khí... đòi nhà Lê phải đáp ứng.

Để giữ vững hoà khí với nhà Minh, vua Lê Thái Tổ cùng triều đình vừa mềm dẻo vừa

kiên quyết đấu tranh bác bỏ những đòi hỏi quá đáng của chúng, đồng thời cũng yêu cầu triều
Minh phải đáp ứng một số yêu cầu của ta (trả lại những người Việt đã bị quân Minh bắt đưa
về Yên Kinh, trong đó có người con gái của Lê Lợi; thừa nhận Lê Lợi là vua Đại Việt...). Sau
những cuộc trao đổi giữa sứ thần hai nước, các yêu cầu của hai bên được giải quyết ổn thoả.
Năm Canh Tuất (1430), vấn đề người và vũ khí của quân Minh được giải quyết. Điều này
được phản ánh rõ qua sắc chỉ của Minh Tuyên Tông gửi cho Lê Thái Tổ do Đào Công Soạn
mang về tháng 4 năm Canh Tuất (1430): "Vũ khí là dùng để bảo vệ dân. Dân An Nam tất thảy
đều là con đẻ ra trẫm. Nay giữ ở đấy hãy để ở đây cũng vậy thôi, tạm hay gác là không hỏi tới
nữa”

57

. Đến năm Tân Hợi (1431), nhà Minh cho phái đoàn sứ thần do Hữu thị lang Chương

Xưởng làm chánh sứ mang sắc phong sang Đại Việt, phong Lê đi làm "Quyền thự An Nam
quốc sự". Với sắc phong này, nhà Minh mặc dù chưa phong vương vị nhưng đã công nhận
chính quyền của Lê Lợi và thừa nhận quyền đứng đầu nước của ông, tức là đã công nhận nền
độc lập của Đại Việt. Cũng từ đây, triều Lê giữ lệ 3 năm nộp cống một lần cho nhà Minh. Sự
kiện trên cho thấy mối quan hệ giữa Đại Việt với Đại Minh đã được thiết lập. Đây là thắng lợi
đầu tiên của triều Lê Sơ trong lịch sử. Đúng như Phan Huy Chú nhận xét: "Buổi đầu nhà Lê,
sau khi đã bình giặc Ngô, chưa tiện nói rõ cầu phong, bấy giờ phải quyền nghi cho xong việc,
cho nên trước hết giả lập con cháu họ Trần, dùng lời nói dịu dàng mềm dẻo để nhà Minh thôi
việc binh mà nhận việc hoà hiếu. Đến khi Trần Cảo đã chết mới lại một phen bày tỏ, nói rõ
cầu phong, thế mà vua Minh hay còn lần lữa chưa cho, trải ba năm mới cho tạm quyền việc
nước, chưa chính thức phong vương vị. Như thế cũng đủ thấy sự thế bấy giờ là khó"

58

. Việc

triều Minh không tiếp tục gây chiến tranh, kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhà Lê
và thông qua quyết định tấn phong Lê Lợi vào tháng 11 năm Tân Hợi (1431) khẳng định sự
đúng đắn của đường lối đối ngoại khôn khéo của Lê Thái Tổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.