LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 58

việc thấy rằng đây đều là những vu cáo của Sầm Tổ Đức, lệnh cho triều thần làm tờ tư thẩm
cho bố chính ty Quảng Tây, đòi lại người và súc vật đã bị cướp.

Hoặc, năm Quý Ty (1473), Quan Ngọc ở Long Châu được sự đồng tình của thổ quan

Long Châu, Bằng Tường đã vượt biên vào châu Văn Uyên thuộc Lạng Sơn buôn lậu, rồi mua
tranh bán cướp dẫn đến đánh nhau và kiện cáo, hơn nữa còn nhục mạ các đầu mục địa
phương. Triều đình nhà Lê chỉ thị cho các quan sở tại bắt và tạm giữ Quan Ngọc và hàng hoá
tranh chấp. Mục đích tạm giữ được nói rõ trong tờ tâu của bộ Lễ là: nhằm ngăn tệ xấu của bọn
gian, để tắt mối rắc rối ở biên giới sau này. Bọn thổ quan ở Long Châu, Bằng Tường vì việc
này đã trả thù bằng cách gây khó dễ việc cống sứ ngay năm sau (Giáp Ngọ - 1474), chúng đã
bắt giữ chánh sứ triều đình Lê là Hoàng Dục đến 4 tháng không thả. Triều đình Đại Việt một
mặt tư cho Tổng đốc Quảng Tây, mặt khác thông qua viên Khâm sai theo đường Vân Nam để
đưa tờ tư lên cho vua Minh. Trong đó triều Lê đã kết hợp lý và tình để đấu tranh với triều
Minh, khẳng định việc xâm phạm biên giới, bắt sứ bộ là hoàn toàn sai, phía triều đình Minh
phải có trách nhiệm xử phạt các quan địa phương của mình. Không chỉ dùng lý lẽ để đấu
tranh, triều Lê Thánh Tông còn có những biện pháp cứng rắn, quyết liệt để chống lại những
hành động lấn chiếm, cướp bóc, xâm phạm chủ quyền của phong kiến phương Bắc. Sử cũ
chép: Vào những năm Quý Tỵ (1473), Ất Mùi (1475), Đinh Dậu (1477)... Đại Việt đem quân
đi dẹp quân lấn chiếm. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: "Nhân
có bọn Hoàng Chương Mã người Bảo Lộc, vệ Tuyên Quang tụ tập bọn xấu thành đảng cướp
bóc dân các vùng biên giới, triều đình cho phép vệ Tuyên Quang đem quân truy nã. Đồng thời
có đưa thư cho phía Trấn An, Quảng Nam thuộc Quảng Tây phối hợp đuổi bắt. Có lúc quân
của vệ Tuyên Quang đuổi bắt vượt cả sang vùng Quảng Tây và Vân Nam"

60

.

Trong thư tịch Trung Quốc cũng ít nhiều nhắc đến những sự kiện vừa nêu trên. Minh

sử chép: Trước kia An Nam nhập cống phần nhiều đem đồ riêng, đi theo đường Bằng Tường,
Long Châu, thiếu người vận chuyển, lại hay gây hấn. Mùa đông năm Thành Hoá thứ 15
(1479), Hạo (chỉ vua Lê Thánh Tông) đem hơn 800 quân vượt quá địa giới Mông Tự - Vân
Nam, nói phao là đi bắt cướp, tự tiện dựng nhà làm doanh trại để ở. Các bề tôi giữ biên giới
hết sức ngăn chặn, mới trở về.

Từ những dòng ghi chép trên của hai phía đã cho chúng ta thấy triều vua Lê Thánh

Tông đã chủ động giữ từng tấc đất biên cương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Lê Thánh
Tông cùng triều thần đã dựa vào thực lực của mình, xây dựng được quốc gia Đại Việt mà kẻ
thù cũng phải thừa nhận là “Quốc phú binh cường" để đấu tranh với chúng. Chính sách hoà
thân với các quan trấn trị địa phương phía Bắc của triều Lê Thánh Tông đã tạo thành một sức
mạnh, một uy thế lớn khiến cho quan lại triều đình Minh cũng phải nể phục. Là người đứng
đầu quốc gia, vua Lê Thánh Tông luôn theo dõi nội tình của triều đình Minh trong từng thời
kỳ để đưa ra những phương sách phù hợp, để đạt được kết quả.

Thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng chính sách khôn khéo, cương

quyết của Lê Thái Tổ và các vua kế nhiệm đã bảo toàn được lãnh thổ quốc gia, buộc nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.