LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 59

Minh phải thiết lập mối quan hệ bình thường với nhà Lê và không thể thực thi được mưu đồ
cát cứ. Có thể nói, mối quan hệ với nhà Minh dưới thời Lê Sơ cực kỳ phức tạp và tế nhị vì
triều Minh luôn cậy là nước lớn đứng trên thế mạnh và luôn mượn cớ để gây sự xâm chiếm
nhưng triều đình nhà Lê đã có một đối sách khôn khéo vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết. Do vậy,
biên giới nước ta ở phía Bắc được ổn định và bảo toàn trong suốt hơn 3 thế kỷ. Đạt được kết
quả đó còn do sự cường thịnh về mọi mặt của Đại Việt ở thế kỷ XV mà triều Lê Sơ đã có
nhiều công lao khiến triều Minh phải kiêng nể. Phan Huy Chú đã nhận xét về mối quan hệ của
Đại Việt với đế chế Trung Hoa: "Từng xét, đời Đinh, đời Lê được sách phong gọi là quận
vương, đến đời Lý mới phong là An Nam Quốc Vương. Đời Trần thì hạn ba năm một kỳ
cống, đến đời hậu Lê mới định lệ 6 năm cống cả hai kỳ, xem sự thể không giống nhau thấy thế
nước mỗi lúc một khác. Bởi vì thanh danh rạng rỡ, phong khí ngày một mở mang, văn vật
ngày một mới mẻ nên Thượng quốc phải coi trọng, phong cho danh hiệu vẻ vang nào khác
như được ngôi bắc thần đoái đến. Còn như khi sứ giả đi lại thì có lễ tiếp đãi, bờ cõi hai nước
thì có văn thư biện bạch, đó đều là việc có quan hệ đến quốc thể và lân giao"

61

.

- Kiên quyết đập tan các hành động lấn chiếm của Chămpa phía Nam

Là nước láng giềng ở về phía Nam của Đại Việt, Chămpa vốn lập quốc từ rất sớm và

đã từng có một lịch sử phát triển lâu dài, một nền văn hoá rực rỡ.

Trong buổi đầu triều Lê Sơ, lãnh thổ Đại Việt ở phía Nam đến vùng Thuận Hoá. Sau

khi lên ngôi, Lê Thái Tổ xác định Hoá Châu là trọng trấn nên đã phái các trọng thần vào trấn
thủ vùng đất này. Đèo Hải Vân là cương giới phân chia giữa hai nước Việt - Chămpa. Dưới
các triều đại trước, Chămpa và Đại Việt luôn có các cuộc xung đột tranh giành một số vùng
đất của nước Chămpa đã thuộc về Đại Việt Thế kỷ XV, tuy là nước yếu nhưng các vua
Chămpa đều muốn giành lại những vùng lãnh thổ đã mất, vương triều Lê Sơ kiên quyết không
để mất lãnh thổ của quốc gia, vì thế vùng biên giới hai nước luôn xảy ra xung đột vũ trang.

Trong những năm đầu, chiến công đánh thắng quân Minh của Lê Thái Tổ khiến

Chămpa kính nể Đại Việt. Ngay từ năm Đinh Mùi (1427), khi Lê đi đang đóng đại bản doanh
ở Bồ Đề (Gia Lâm - Hà Nội), vua Chămpa đã cho sứ thần mang sản vật địa phương đến tiến
cống và xin đặt quan hệ hoà hiếu. Nhưng đến năm Quý Sửu (1433), vua Lê Thái Tổ băng hà,
Thái tử Nguyên Long mới 11 tuổi lên ngôi, vua Chămpa là Ba Đích Lại nhân cơ hội này muốn
khôi phục lại những vùng đất đã mất trước đây liền đích thân đem quân đến đóng sát biên giới
Đại Việt, đồng thời sai chiến thuyền đột nhập vào vùng biển Cửa Việt, bắt một số người Việt
đem về nước để dò hỏi tình hình phòng thủ của nhà Lê ở vùng Thuận Hoá. Hành động của
quân Chămpa đã bị nhân dân địa phương đánh trả. Được tin quân Chămpa có những hành
động quấy phá biên giới, triều đình nhà Lê phái Tư mã Lê Liệt đốc suất quân các đạo Nghệ
An, Tân Bình, Thuận Hoá đi kinh lược vùng biên giới Đại Việt Chămpa, tăng cường phòng
thủ những nơi hiểm yếu. Sau đó lại cử các tướng Lê Khôi, Lê Chuyết đem quân vào tiếp ứng.
Trước lực lượng hùng hậu của các đạo quân nhà Lê, xét thấy không thể đương đầu nổi, vua
Chămpa vội vã cho quân rút khỏi biên giới, đồng thời thả những người Việt đã bắt và sai sứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.