Lê hạ được thành Chà Bàn, bắt sống vua Bí Cai và toàn bộ phi tần, bộ thuộc, thu nhiều voi
ngựa, khí giới mang về Thăng Long.
Sau khi quân nhà Lê rút về nước, Ma Ha Quý Lai sai cận thần mang lễ vật và biểu
sang dâng vua Lê xin được làm vua và làm phiên thần của Đại Việt. Quan hệ hai nước trở
thành quan hệ thần thuộc.
Sang thời Lê Thánh Tông (1460-1497), ngay khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông
yêu cầu Chămpa phải duy trì quan hệ với Đại Việt như với triều đình nhà Minh. Ngoài những
lễ vật cống hằng năm, còn phải hiến dâng những sản vật quý, như voi trắng, tê giác, châu
báu... Vua Chămpa là Trà Toàn không chịu, quyết định cắt đứt quan hệ với triều đình nhà Lê
và nhiều lần cho quân đánh phá Hóa Châu. Năm Mậu Tý (1468), thủy quân Chămpa tiến vào
đánh phá Hoá Châu. Đặc biệt hơn, năm Canh Dần (1470), Trà Toàn đích thân chỉ huy hơn 10
vạn quân gồm cả thủy, bộ tiến đánh Hóa Châu, tướng giữ thành là Phạm Văn Hiển không
chống cự nổi.
Những hành động bạo ngược của Trà Toàn càng thúc đẩy vua Lê Thánh Tông quyết
định khởi binh chinh phạt Chămpa. Ngày 6 tháng 11 năm Canh Dần (1470), vua Lê Thánh
Tông hạ chiêu xuất quân chỉ rõ: Chămpa "coi khinh dân ta hơn cỏ rác, nảy dã tâm sâu độc hại
người; tưởng chiếm nước ta dễ tự chơi cờ… muốn đạp đổ tông miếu dòng giống nhà
ta...”
62
; Mục đích cuộc tiến công là nhằm “Giết kẻ thù chín đời theo nghĩa Xuân Thu, định
mưu kế vẹn toàn cho yên đất nước. Cứu muôn dân thoát khỏi vòng điêu đứng, dẹp nước loạn
đã trái đạo lâu năm. Đánh phản nghịch, cứu sinh dân, trồng mầm nhân, nhổ cội ác”
63
.
Thái sư Đinh Liệt được cử làm Chinh lỗ tướng quân cùng Thái bảo Lê Niệm làm Phó
tướng chỉ huy thủy quân ba phủ vệ Đông, Nam, Bắc gồm 15 vạn lên đường. Vua Lê Thánh
Tông sau khi cáo Thái miếu, thân xuất đại quân tiếp theo.
Tháng chạp năm Canh Dần (1470), các đạo quân đến Thiết Sơn (thuộc huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An). Đầu tháng 2 năm Tân Mão (147l), đại quân tiến vào hai cửa biển Tân
Áp và Cựu Tọa (thuộc đất Quảng Nam ngày nay). Ngày 27 tháng 2 năm Tân Mão (147l), đại
quân nhà Lê đánh bại quân Chămpa ở cửa biển Thị Nại; ngày 28, tiến đến bao vây thành Trà
Bàn, sau đó dùng thang đột nhập thành; 3 ngày sau chiếm được thành, giết hơn 4 vạn, bắt hơn
3 vạn quân Chămpa trong đó có vua Trà Toàn.
Sau khi đánh bại quân Chămpa, Lê Thánh Tông chiếm lại đất Đại Chiêm (Quảng
Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) - tức đất phủ Thăng Hoa, vùng đất trước kia họ Hồ đã khai mở.
Đến tháng 6 năm Tân Mão (1471), toàn bộ vùng đất vừa giành lại từ quân Chăm được xác lập
thành đạo thứ 13 - đạo Quảng Nam, gồm 3 phủ, 9 huyện. Đối với phần đất đai còn lại của
Chămpa (từ phía nam Đại Lãnh trở vào), triều Lê thực hiện chính sách chia nhỏ (chia thành ba
nước: Chămpa, Nam Bàn, Hoa Anh) nhằm làm cho lực lượng Chămpa suy yếu và mãi lệ
thuộc vào Đại Việt. Nước Chămpa là vùng đất phía nam Thạch Bi giao cho Bô Trì Trì (một
viên tướng của Chămpa sau khi Trà Bàn thất thủ đã đầu hàng nhà Lê); Nam Bàn là vùng đất