LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 62

phía tây (Thủy xá và Hỏa xá - miền Kon Tum và Buôn Ma Thuột) và nước Hoa Anh. Hai
nước này phong cho dòng dõi vua Chămpa cũ.

Sau sự kiện này, Chămpa ngày càng suy yếu, kiệt quệ và bị các triều đại sau Lê Sơ

xâm lấn dần, đến cuối thế kỷ XVII bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong thời Lê Sơ, cũng có lần người
Chămpa vùng dậy hòng khôi phục lại đất nước nhưng đều bị triều Lê trấn áp ngay.

Như vậy, từ các cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới, giai cấp thống trị Chămpa đã đưa

chiến tranh về lãnh thổ của mình. Cuộc tiến công năm Tân Mão (1471) của vua Lê Thánh
Tông đã chấm dứt hoàn toàn các cuộc lấn chiếm của người Chămpa và quốc gia Chămpa bị
chia nhỏ không còn như trước. Với quy luật "mạnh được, yếu thua” của thời đại phong kiến,
sự suy yếu dẫn đến diệt vong của quốc gia Chămpa sau đó là điều tất yếu. Vấn đề Chămpa đã
được giải quyết cơ bản dưới triều Lê Sơ mà đòn quyết định chính được thực hiện dưới thời
vua Lê Thánh Tông - thời kỳ cực thịnh nhất của triều đại này.

- Trấn áp các hành động lấn chiếm của Ai Lao phía Tây.

Ai Lao là nước láng giềng tiếp giáp phía Tây của Đại Việt hai bên có đường biên giới

chung dài hàng trăm kilômét đường núi rừng hiểm trở. Ngay từ thời kỳ còn là quân khởi nghĩa
hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hoá, Lê Lợi đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với Ai Lao.
Ai Lao là đất đứng chân và từng giúp đỡ quân khởi nghĩa về lương thảo, khí giới, voi chiến và
che chở cho những lãnh tụ và nghĩa quân khi bị quân giặc truy đuổi.

Từ năm Canh Tý (1420), quan hệ hoà hiếu, giúp đỡ ấy không còn bởi sự gièm pha của

Lộ Văn Luật và sự mua chuộc, uy hiếp của quân Minh. Đã có những lần Ai Lao đem quân tập
kích sau lưng nghĩa quân Lam Sơn nhưng đều bị đánh bại.

Sau cuộc đại thắng quân Minh, uy thế của Đại Việt không ngừng được nâng cao, Ai

Lao nhiều lần cử sứ giả sang giao hiếu và triều cống. Khi vương triều có biến, Ai Lao còn nhờ
sự giúp đỡ của triều Lê. Trong khoảng 10 năm (1428-1438), nội bộ giai cấp thống trị Ai Lao
bước vào thời kỳ khủng hoảng, tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt. Năm Giáp Dần (1434),
vua Ai Lao là Côn Cô bị bầy tôi là Nữu Tại uy hiếp lật đổ, triều đình Ai Lao đã cho người
sang Đại Việt cầu cứu. Triều Lê sai Lê Bạn sang dàn xếp nhưng không có kết quả. Côn Cô lại
sai sứ sang triều cống và xin vua Lê đưa quân sang can thiệp. Triều đình quyết định cử Thiếu
uý Xa Miên là một tù trưởng người Thái ở Mộc Châu đem quân địa phương sang giúp Côn
Cô. Khi quân của Xa Miên sang tới nơi thì Côn Cô đã bị giết và Dụ Quần đã được lập nên làm
vua. Dụ Quần dâng 3 thớt voi và nhiều vàng bạc, lễ vật xin hàng nhà Lê. Sau đó Xa Miên
được lệnh rút quân về nước. Từ đó về sau Ai Lao vẫn giữ lệ một nước phiên thần, đều đặn
nộp cống cho triều đình Lê. Tuy vậy, trong thời gian này, một số thổ tù người Thái thuộc Ai
Lao ở vùng biên giới phía Tây Bắc vẫn thường liên kết với một vài thổ tù người Thái ở vùng
Hưng Hoá của Đại Việt kéo quân sang cướp phá. Mỗi lần như vậy, triều đình nhà Lê đều phải
cử tướng hoặc chính nhà vua thân chinh đem quân lên đánh đuổi quân Ai Lao ra khỏi biên
giới và trấn áp uy hiếp các tù trưởng thiểu số. Năm Ất Mão (1435), quân Ai Lao đánh vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.