Có thể nhận thấy nét nổi bật trong bối cảnh đất nước từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XVIII là sự "đứt gãy của chế độ phong kiến Việt Nam -sự phân chia phạm vi thống trị của các
tập đoàn Mạc, Lê - Trịnh, Nguyễn, với những thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội khác
nhau; và hoạt động quân sự diễn ra triền miên, hết sức cam go và khốc liệt giữa các tập đoàn
phong kiến với nhau là nét đặc trưng nổi bật nhất trong thời kỳ lịch sử này.
1. Những biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
a) Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội triều Mạc
Trong suốt thời gian tồn tại ở Đông Đô (1527-1592) và Cao Bằng (1592-1677), nhà
Mạc tuân thủ chế độ truyền ngôi theo dòng đích. Mạc Đăng Dung lên ngôi tháng 6 năm Đinh
Hợi (1527). Đến tháng chạp năm Kỷ Sửu (1529), ông quyết định truyền ngôi cho con trưởng
là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái Thượng hoàng. Một mô hình đã từng xuất hiện và kiểm
chứng có hiệu quả qua thực tiễn xã hội Đại Việt dưới triều Trần khi đất nước phải đương đầu
với hiểm họa ngoại xâm một lần nữa được lặp lại vào thời đầu triều Mạc.
PHẢ HỆ TRIỀU MẠC
Họ và tên
Niên hiệu
Thời gian
Mạc Đăng Dung
Minh Đức
1527 - 1529
Mạc Đăng Doanh