LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 72

Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo). Ở giai đoạn
đầu, nhiều chức quan này nguyên là triều thần nhà Lê như Nguyễn Quốc Hiến làm Phò mã
Thái bảo Lâm Quốc công, Mạc Quốc Trinh làm Thái sư Lân Quốc công, Nguyễn Thì Ung làm
Thiếu bảo Thông Quốc công,... Quan hàng võ thì có Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy đồng tri, Đô
chỉ huy thiêm sự.

Từ cuối năm Mậu Tý (1528), triều Mạc đã thực thi một loạt cải cách về chế độ binh bị,

ruộng đất, quan chức, hành chính.

Các đơn vị hành chính cơ bản vẫn giữ như thời Lê, với hệ thống các đạo như thời Lê

Thánh Tông (1460-1497). Cấp đạo có Giám sát ngự sử, Tham chính; cấp phủ có Phủ sĩ. Cấp
huyện có Huyện thừa, Tri huyện; cấp tổng có Tổng chính, Trùm tổng. Cấp xã có Xã sử, Xã
chính, Xã quan, Câu đương...

Cũng như các triều đình phong kiến khác, với quan niệm "phi nông bất ổn”, nhà Mạc

thực thi nhiều chính sách coi trọng nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng song song tồn tại ruộng
công, ruộng tư, tình trạng “biến ruộng công thành ruộng tư” vốn đã tiềm tàng, thường trực,
đến đây càng có điều kiện bùng phát. Ruộng đất công làng xã thời Mạc không còn bao nhiêu
và cũng không còn quỹ ruộng công để thực hiện chính sách quân điền.

Thực trạng xã hội ấy khiến nhà Mạc ngay từ khi mới thành lập đã phải đối diện cùng

một lúc với nhiều mâu thuẫn không dễ giải quyết. Một mặt phải kéo được nông dân trở về với
làng xã, với ruộng đất để ổn định nông nghiệp, nông thôn sau gần 20 năm liên miên nội chiến
phe phái. Mặt khác, phải tăng cường xây dựng và củng cố chỗ dựa trực tiếp của chính quyền
là đội ngũ võ tướng, binh lính với số lượng khá lớn đã có công giúp họ Mạc đánh dẹp các thế
lực đối đầu, thâu tóm được quyền hành thống trị đất nước.

Trong suốt thời Mạc, quá trình thực hiện chế độ lộc điền, ruộng thế nghiệp, phân điền

được phép tự do mua bán, chuyển nhượng, cúng tặng chứng tỏ sự phát triển của chế độ ruộng
tư hữu khá tự do.

Bên cạnh chính sách nông nghiệp, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền Thông Bảo theo kiểu

đồng tiền cũ, rồi lại cho đúc các loại tiền gián pha kẽm và sắt ban hành thông dụng khắp các
xứ trong nước phục vụ cho việc buôn bán.

Buổi đầu mới thành lập, khi chưa bị cuốn vào cuộc nội chiến triền miên với Nam triều,

nhất là từ nửa cuối thế kỷ XVI, trên địa bàn chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc Bộ, kinh tế nông
nghiệp được phục hồi, nông thôn yên ổn. Các sử thần triều Lê dù không thiện cảm với nhà
Mạc cũng phải ghi nhận: thường được mùa to, trong cõi tạm yên với cảnh tượng, nhịp sống,
sản xuất rất an bình: không có trộm cướp, trâu bò thả không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm
soát một lần, đêm ngủ cổng ngoài không đóng... Vùng đất quê hương của nhà Mạc là Cổ
Trai -Nghi Dương được nâng lên cấp thành Dương Kinh. Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi,
cùng lợi thế tự nhiên cửa sông, ven biển thông thoáng giao thương, vùng Nghi Dương có thêm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.