Họ cho rằng, muốn đánh đổ kẻ thù bằng bạo lực thì trước hết phải có súng
đạn, có luyện tập, những thứ đó đã có sẵn ở binh lính Việt Nam trong quân
đội Pháp. Cho nên, Việt Nam Quốc dân Đảng rất quan tâm đến việc binh
vận và chế tạo bom mà không đặt lên hàng đầu vấn đề tổ chức quần chúng,
đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân vào mặt trận chống thực dân.
Về các bước chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Trong Chương
trình hoạt động đầu tiên (1927), Việt Nam Quốc dân Đảng đã chỉ ra những
điều kiện khởi nghĩa và chia quá trình cách mạng thực hiện theo ba bước,
qua ba thời kỳ phát triển từ thấp đến cao: 1) Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ
phôi thai hay thời kỳ bí mật, tiến hành phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở
chính trị; 2) Thời kỳ thứ hai là dự bị bán công khai, chú trọng xây dựng lực
lượng, phát triển các đoàn thể quần chúng (binh đoàn, nông đoàn, công
đoàn...), đồng thời lập ra báo chí để cổ súy chấn hưng dân khí, tích cực
chuẩn bị đội ngũ cán bộ và các phương tiện vật chất để bước vào thời kỳ
khởi nghĩa; 3) Thời kỳ thứ ba là thời kỳ khởi nghĩa hay công khai. Trong
thời kỳ này, dựa trên các lực lượng đã được chuẩn bị, Việt Nam Quốc dân
Đảng sẽ thành lập những đoàn quân cảm tử phối hợp với các anh em binh
lính Việt Nam yêu nước trong quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của các cán
bộ quân sự được đào tạo ở nước ngoài nổi dậy ở các thành thị để giành
thắng lợi.
Trong Chương trình hành động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân
Đảng (1929), đảng chủ trương cách mạng bốn thời kỳ, trong đó xác định cụ
thể hơn những công việc chuẩn bị và hình thức tiến hành khởi nghĩa: 1)
Thời kỳ phôi thai, đảng sẽ bí mật tập hợp lực lượng nhân dân trong các
đoàn thể quân sự, học sinh, vô sản và nông dân; 2) Thời kỳ dự bị, bí mật
chuẩn bị lương thực, vũ khí, quân trang và vật chất cần thiết; chuẩn bị các
đơn vị tác chiến, tổ chức đội quân nòng cốt; chiếm các địa điểm quan trọng;
điều tra lực lượng binh lính Pháp, nơi chứa vũ khí, bom, quân dụng, máy
bay, tàu chiến, đại bác...; 3) Thời kỳ công khai, tuyên bố bất hợp tác với
Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; vận động tổ chức bãi khóa, bãi
công, không nộp thuế, tiến lên đánh đuổi giặc Pháp và triều đình phong