Sau khi xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, thì vấn đề tiếp theo là xác
định phương pháp cách mạng. Đây cũng là vấn đề quan trọng bởi trong
thực tế lịch sử, có khi xác định phương hướng đúng, nhưng phương pháp
sai nên cách mạng không phát triển đi đến thành công. Để xác định phương
pháp cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đọc nhiều tác phẩm lý luận.
Người đặc biệt lưu ý đến kết luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin về bạo lực cách mạng, cho rằng đó là quy luật phổ biến của cách
mạng và nó có thể diễn ra bằng khởi nghĩa vũ trang, bằng chiến tranh cách
mạng hoặc kết hợp giữa hai hình thức đó. Người nghiên cứu những quy tắc
và nghệ thuật khởi nghĩa được khái quát sâu sắc trong các tác phẩm của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, đồng thời nghiên cứu các cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra trong thực tiễn như: khởi nghĩa ở nước Nga năm 1917, khởi nghĩa
Thái Nguyên (Việt Nam) cũng như các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Đahômây, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ. Qua nghiên cứu lý luận và
khảo sát thực tiễn, năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định phương pháp
cách mạng ở các nước thuộc địa thông qua việc khẳng định vị trí, vai trò
của khởi nghĩa vũ trang trong tiến trình đấu tranh cách mạng. Người xác
định công cuộc giải phóng Việt Nam phải bằng khởi nghĩa vũ trang và đây
là một phương thức cơ bản để giành chính quyền thông qua việc lật đổ hệ
thống chính quyền thực dân, chứ không phải bằng con đường cải cách dần,
một cuộc đảo chính giản đơn hoặc một cuộc cách mạng từ trên dội xuống.
Sau khi đã nêu lên những quan điểm cơ bản về phương hướng chiến
lược, phương pháp cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, vấn đề đặt ra là
phải thành lập một đảng tiên phong để lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành
chính quyền trong cả nước, tiến lên giành những thắng lợi mới trong các
giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện ý định đó, cuối năm 1924, Người rời Liên Xô sang Trung
Quốc hoạt động. Ngày 11-11-1924, Người tới Quảng Châu. Trách nhiệm
của Người trong thời gian này là thực hiện nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản giao
phó là xây dựng phong trào công nhân ở Đông Nam Á và thực hiện nhiệm